Với xu hướng chuyển đổi số đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, Gamification Marketing dần trở nên phổ biến tại thị trường Việt Nam. Đây là phương pháp Marketing sáng tạo để thu hút khách hàng, tăng tương tác và thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng CNV Loyalty khám phá Gamification Marketing là gì, hoạt động như thế nào và mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp. Đồng thời, bạn cũng sẽ được trải nghiệm những case study thực tế về các chiến dịch Gamification Marketing thành công để có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
Contents
Gamification Marketing là gì?
Gamification Marketing là chiến lược áp dụng các yếu tố trò chơi như điểm, bảng xếp hạng, cấp độ, thách thức, phần thưởng vào chiến dịch Marketing. Mục tiêu là thúc đẩy tương tác, tham gia và xây dựng lòng trung thành của khách hàng, cùng với đó là tạo ra trải nghiệm thú vị và khác biệt cho họ. Đồng thời, Gamification Marketing còn giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu Marketing như nâng cao nhận thức thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng và tăng nguồn doanh thu.
Với thời đại tăng trưởng của những doanh nghiệp cạnh tranh, nhiều xu hướng Marketing mới được ra đời và phát triển mạnh mẽ hơn. Trong đó, Gamification Marketing là một xu hướng phát triển mạnh mẽ, mang lại nhiều lợi ích cho thương hiệu. Bằng cách áp dụng chiến lược phù hợp và đầy tính sáng tạo như Gamification, doanh nghiệp có thể tạo ra trải nghiệm thú vị cho khách hàng, thúc đẩy tương tác và đạt được các mục tiêu Marketing quan trọng.
Xem thêm: Triển khai chiến dịch Gamification bằng Mini App trên Zalo
Lợi ích của Gamification Marketing
Bên cạnh những thắc mắc về Gamification Marketing là gì? Nhiều doanh nghiệp cũng muốn quan tâm thêm về những lợi ích thực tế mà nó mang lại. Cụ thể, Gamification mang lại nhiều lợi ích đa dạng, từ việc tạo sự kích thích, tăng tương tác đến xây dựng Loyal Marketing bền vững với khách hàng. Nó cũng góp phần tăng cường nhận diện thương hiệu, tạo sự gắn kết và thúc đẩy doanh số bằng cách khơi dậy lòng trung thành và đam mê của khách hàng.
- Tăng mức độ tương tác với khách hàng: Gamification thu hút sự chú ý và thúc đẩy sự tham gia bằng cách sử dụng các yếu tố trò chơi như thử thách, phần thưởng, bảng xếp hạng,… Điều này khuyến khích khách hàng tương tác nhiều hơn với thương hiệu và nội dung Marketing.
- Tăng cường lòng trung thành với thương hiệu: Trải nghiệm Gamification tích cực tạo ra mối liên kết cảm xúc giữa khách hàng và thương hiệu. Khách hàng cảm thấy được đánh giá cao và kết nối với thương hiệu ở mức độ sâu hơn, từ đó thúc đẩy lòng Customer Loyalty (lòng trung thành của khách hàng)
- Cải thiện việc thu hút và giữ chân khách hàng: Gamification thu hút khách hàng mới bằng cách tạo ra trải nghiệm khác biệt và đáng nhớ. Nó cũng khuyến khích khách hàng quay lại thông qua phần thưởng, chính sách khách hàng thân thiết và cảm giác tiến bộ trong trò chơi.
- Thu thập dữ liệu và thông tin chi tiết: Nhờ có Gamification, bạn sẽ được cung cấp dữ liệu khách hàng có giá trị về hành vi, sở thích và xu hướng. Doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu này để cải thiện chiến lược Marketing, chăm sóc khách hàng, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt hơn.
Xem thêm: Top 21 phần mềm chăm sóc khách hàng CRM
Cơ chế hoạt động của Gamification
Gamification hoạt động bằng cách áp dụng cơ chế trò chơi (Game Mechanics) và động lực trò chơi (Game Dynamics) vào các nền tảng trực tuyến. Từ đó tạo ra chỉ dẫn và phản hồi chủ động cho người dùng, khuyến khích họ hoàn thành các mục tiêu.
- Điểm và Huy hiệu: Mang lại cảm giác tiến bộ và thành tích cho người dùng. Cụ thể, điểm số định lượng sự tiến bộ, trong khi huy hiệu là phần thưởng mang tính biểu tượng cho thành tích đạt được.
- Bảng xếp hạng và Cuộc thi: Yếu tố này thúc đẩy sự tham gia và cạnh tranh lành mạnh giữa người dùng. Bảng xếp hạng cho thấy vị trí của người chơi so với những người khác, tạo động lực để họ cố gắng hơn. Mặt khác, cuộc thi sẽ mang đến tinh thần thử thách và phần thưởng hấp dẫn cho người dùng.
- Thử thách và Nhiệm vụ: Thử thách có thể đơn giản hoặc phức tạp, tạo cảm giác thành tựu khi hoàn thành. Trong khi đó, nhiệm vụ là chuỗi các thử thách có liên kết, dẫn dắt người dùng qua một hành trình trải nghiệm.
- Phần thưởng và Khuyến khích: Điều này có khả năng duy trì sự tham gia của người dùng bằng cách cung cấp phần thưởng hữu hình (như quà tặng, giảm giá) và phần thưởng vô hình (như quyền truy cập độc quyền, sự công nhận).
- Cấp độ và Tiến trình: Cơ chế này mang lại cảm giác hoàn thành và khuyến khích người dùng tiếp tục tham gia. Khi người dùng lên cấp, họ mở khóa các tính năng, nội dung hoặc phần thưởng mới, tạo động lực để họ tiếp tục trải nghiệm.
Không dừng lại ở đó, cơ chế của Gamification còn tập trung nhiều vào tâm lý con người. Với những nguyên tắc tâm lý trong Gamification Marketing, doanh nghiệp có thể thiết kế trò chơi, phần thưởng,…phù hợp và tối ưu nhất nhằm thu hút khách hàng tiềm năng cũng như giữ chân nhóm khách hàng cũ. Sau đây là những nguyên tắc tâm lý mà người dùng thường trải qua trong Gamification Marketing:
- Khao khát, mong muốn được thưởng: Gamification khuyến khích người chơi săn đón phần thưởng, từ đó, họ sẽ được thúc đẩy chơi và tương tác nhiều hơn. Điều này tạo lợi ích cho cả người chơi và doanh nghiệp.
- Tâm lý ghen tỵ và đố kỵ: Con người luôn cảm thấy ghen tị với những điều xung quanh, đặc biệt là những ai có thành tựu hơn họ. Người dùng sẽ cảm thấy thích thú khi đạt được điều mà người khác không có và tận hưởng niềm vui chiến thắng. Ví dụ, khi tham gia Gamification và nhận được voucher giảm giá 50%, họ sẽ cảm thấy vui sướng vì có một voucher ưu đãi mà người khác không có.
- Tinh thần khao khát chiến thắng và tỏa sáng: Tâm lý con người luôn muốn vượt qua mọi thử thách và chiến thắng. Khi chơi game và chưa đạt được phần thưởng cao nhất, tình thần của họ sẽ được nâng cao và họ sẽ thử hết sức để đạt được mục tiêu mình mong muốn. Cụ thể, họ có thể chia sẻ với bạn bè để được tiếp tục chơi, điều này góp phần thúc đẩy chiến dịch Marketing lan truyền và viral hơn.
Xem thêm: Top 10 phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh hiệu quả và tốt nhất
Hình thức Gamification Marketing phổ biến
Trong quá trình tìm hiểu Gamification Marketing là gì, doanh nghiệp không thể không tìm kiếm thêm những hình thức phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay để thu hút nhiều người chơi hết sức có thể. Hãy cùng CNV Loyalty điểm qua những hình thức Gamification Marketing được săn đón nhất hiện nay:
- Hệ thống điểm thưởng: Khách hàng tích lũy điểm thông qua các hoạt động như mua sắm, tương tác với nội dung hoặc hoàn thành nhiệm vụ hằng ngày. Điểm có thể đổi lấy phần thưởng, giảm giá hoặc các lợi ích đặc biệt khác. Đơn cử, tích điểm trên mini app Zalo là chương trình khách hàng thân thiết do CNV cung cấp, giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng,
- Vòng quay may mắn: Hình thức quay thưởng thường sử dụng trên các trang web để thu hút khách hàng tham gia tương tác và có cơ hội trúng phần quà ngẫu nhiên.
- Câu đố và mini-game: Doanh nghiệp có thể tạo ra các trò chơi đơn giản hoặc câu đố liên quan đến sản phẩm để khách hàng tham gia, từ đó nhận thưởng hoặc mã giảm giá. Điều này không chỉ giúp khách hàng có thêm kiến thức về thương hiệu mà còn nâng tầm hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng.
Xem thêm: Mobile branding là gì và cách xây dựng chiến lược hiệu quả
Ưu nhược điểm của Gamification Marketing
Ưu điểm
Xu hướng sử dụng Gamification Marketing ngày càng tăng bởi những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại.
- Tăng cường tương tác với khách hàng: Các yếu tố trò chơi tạo ra trải nghiệm thú vị, khiến khách hàng hào hứng và chủ động tham gia nhiều hơn. Khi tham gia vào các hoạt động như thử thách, tạo app tích điểm hay mini-game, khách hàng tương tác với thương hiệu một cách tự nhiên và thường xuyên hơn.
- Tạo động lực cho khách hàng: Yếu tố trò chơi bao gồm thử thách, cấp độ,…giúp khách hàng được khuyến khích tinh thần chinh phục, cố gắng đạt được thành tích như mình mong muốn.
- Thu thập dữ liệu và phân đoạn khách hàng: Nhờ những hàng vi, thao tác của khách hàng trên Gamification Marketing, doanh nghiệp có thể thu thập data khách hàng, nhận biết nhóm khách hàng nào có sở thích và hành vi như thế nào. Từ đó tạo nên những chiến lược tối ưu và có tính cá nhân hóa hơn.
- Tăng khả năng lan truyền: Những tựa trò chơi hấp dẫn, thú vị và yêu cầu chia sẻ cùng bạn bè sẽ đem lại khả năng viral rất lớn. Đặc biệt, việc chia sẻ và mời bạn cùng tham gia sẽ khiến Gamification của doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
- Lan tỏa hình ảnh thương hiệu: Khi người dùng tham gia trò chơi với tần suất dày đặc và trong thời gian dài sẽ khiến hình ảnh thương hiệu như được in sâu vào tâm trí họ. Từ đó, nhiều khách hàng sẽ có cái nhìn tích cực, tin tưởng tuyệt đối với thương hiệu.
- Khuyến khích hành vi mua hàng: Thông tin về sản phẩm/ dịch vụ được tích hợp trong Gamification sẽ giúp người dùng có thêm kiến thức, tư duy về thương hiệu. Trong nhiều trường hợp, chiến dịch Gamification Marketing đánh trúng insight của khách hàng sẽ thúc đẩy sức mua hàng và tăng trưởng doanh thu đáng kể.
Nhược điểm
Song song với những ưu điểm vô cùng nổi bật, Gamification Marketing cũng có một số nhược điểm mà doanh nghiệp cần chú ý khi triển khai:
- Không phù hợp với mọi đối tượng: Gamification Marketing được nhiều khách hàng trẻ ưa chuộng vì họ hiểu biết về công nghệ và nhanh nhạy hơn. Trong khi đó, Gamification Marketing không được đánh giá cao khi đối tượng khách hàng của doanh nghiệp là người lớn tuổi.
- Dễ gây nhàm chán nếu thiếu đổi mới: Gamification Marketing phát triển dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng tăng cao. Vì thế, nếu doanh nghiệp không đổi mới trò chơi hay phần thường, thì sẽ dễ gây nhàm chán cho người chơi.
- Tác động ngắn hạn: Một số chiến dịch Gamification Marketing chỉ thu hút sự chú ý trong thời gian ngắn. Sau khi chiến dịch kết thúc hoặc phần thưởng đã đạt được, khách hàng có thể không còn lý do để tiếp tục tương tác với thương hiệu.
Xem thêm: Tổ chức Offline là gì? Kinh nghiệm tổ chức Offline 2024
Những lưu ý khi áp dụng Gamification Marketing
Song song với những lợi ích, hình thức hay cơ chế hoạt động, doanh nghiệp không thể bỏ qua những lưu ý quan trọng khi tìm hiểu Gamification Marketing là gì. Dưới đây là những chú ý khi áp dụng Gamification mà CNV Loyalty đã tổng hợp:
Xác định nhóm khách hàng mục tiêu
Việc xác định đúng nhóm khách hàng mục tiêu rất quan trọng. Trong nhiều trường hợp, việc xác định sai có thể ảnh hưởng đến chiến dịch Marketing của doanh nghiệp và họ không thu hoạch được kết quả tích cực nào từ chiến dịch đó. Doanh nghiệp cần xác định nhóm đối tượng bằng cách theo dõi hành vi khách hàng, nhu cầu mua hàng theo từng độ tuổi, từ khóa mà họ tìm kiếm. Đồng thời, bạn có thể tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau để phân loại khách hàng mục tiêu:
- Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Xác định đặc điểm bao gồm: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp,…
- Khách hàng trông như thế nào? Xác định ngoại hình và phong cách, ví dụ: trẻ trung, lịch lãm, truyền thống,…
- Khách hàng có sở thích gì? Xác định sở thích, mối quan tâm của khách hàng, ví dụ: yêu thích du lịch, quan tâm đến môi trường, yêu thích công nghệ,…
- Khách hàng quan tâm đến thông tin gì? Xác định những nơi mà khách hàng thường tìm kiếm thông tin và tương tác với doanh nghiệp, ví dụ: mạng xã hội, qua email marketing, qua các trang web chuyên ngành,…
Xác định mục tiêu của chiến dịch
Khi xác định rõ mục tiêu của chiến dịch Gamification Marketing, doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn lực tốt hơn, lên kế hoạch phù hợp và đạt được kết quả tốt. Sau đây là một số mục tiêu chính của một chiến dịch Gamification Marketing:
- Xả hàng tồn: Doanh nghiệp có thể sử dụng Gamification Marketing để khuyến khích khách hàng mua các sản phẩm/ dịch vụ đang tồn đọng trong kho hàng.
- Thu thập thông tin khách hàng: Gamification có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân hoặc tham gia khảo sát. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ lưu trữ thông tin cá nhân của khách hàng thu thập và tối ưu hóa những chiến lược tiếp thị.
- Nâng cao nhận diện thương hiệu: Các trò chơi, cuộc thi hoặc chương trình thưởng có tích hợp hình ảnh, logo thương hiệu cùng với những sản phẩm, dịch vụ đính kèm có thể ghi lại dấu ấn thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
- Tri ân khách hàng: Doanh nghiệp có thể sử dụng Gamification để tri ân khách hàng bằng cách cung cấp các phần thưởng đặc biệt, ưu đãi độc quyền hoặc trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ mới.
- Tăng doanh số: Một số trò chơi có thể được thiết kế để khuyến khích khách hàng nâng cấp sản phẩm hoặc mua thêm các sản phẩm bổ sung, từ đó có thể tăng doanh số bán hàng.
Thiết lập phần thưởng cho chiến dịch
Phần thưởng là yếu tố quan trọng, góp phần vào khả năng thu hút khách hàng tham gia vào trò chơi, chương trình,… của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên xác định rõ giá trị phần thưởng sao cho đúng giá trị, đúng insight của người tham gia. Sau đây là một số dạng phần thưởng phổ biến của Gamification Marketing:
- Voucher: Việc cung cấp voucher giảm giá hoặc voucher để khách hàng có thể sử dụng cho việc mua hàng tiếp theo là một chiến lược tăng giá trị chuyển đổi rất tốt. Điều này tạo động lực cho khách hàng tiếp tục tương tác với doanh nghiệp.
- Mã giảm giá: Khách hàng có thể áp dụng mã giảm giá khi mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này không chỉ tạo lợi ích cho khách hàng mà còn thúc đẩy tăng doanh số cho doanh nghiệp.
- Sản phẩm, hiện vật: Doanh nghiệp có thể cân nhắc việc tặng khách hàng các sản phẩm hoặc hiện vật có giá trị. Điều này giúp tạo sự hứng thú và đánh giá tích cực từ phía khách hàng, tạo nên hình ảnh thương hiệu tích cực trong mắt họ.
Xem thêm: Tầm quan trọng của mô hình hành trình khách hàng đối với doanh nghiệp
Ví dụ ứng dụng Gamification Marketing Case Study
Có rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã ứng dụng Gamification Marketing để kéo tương tác với khách hàng, nổi bật như:
Aristino triển khai chiến dịch “Gamet” Tết Dương Lịch
Aristino, thương hiệu thời trang nam, đã triển khai chiến dịch “Gamet” trên Mini App Zalo nhân dịp Tết Dương lịch. Chiến dịch sử dụng cơ chế phần thưởng (Rewards) để thu hút khách hàng mua sắm tại cửa hàng Aristino Đan Phượng.
Khách hàng tham gia minigame trên ứng dụng có cơ hội nhận được các Evoucher với giá trị hấp dẫn:
- Giảm giá trực tiếp trên hóa đơn (200k, 300k, 500k).
- Giảm giá 10% cho hóa đơn bất kỳ.
- Nhận ngay sản phẩm miễn phí (quần lót, tất).
Chiến dịch này là ví dụ điển hình về việc sử dụng Gamification để thúc đẩy doanh số và tăng cường nhận diện thương hiệu.
Triển khai chiến dịch Gamification dịp Tết Trung Thu trên Mini App
CNV Loyalty cung cấp giải pháp Gamification Marketing cho doanh nghiệp thông qua nền tảng Zalo Mini App. Nhân dịp Tết Trung Thu, CNV Loyalty ra mắt 8 mẫu gamification theo chủ đề và gần 100 mẫu với đa dạng chủ đề khác.
Lợi ích của việc triển khai Gamification Marketing trên Zalo Mini App:
- Thu hút khách hàng mới: Tiếp cận lượng lớn người dùng Zalo.
- Phù hợp mọi ngành nghề: Đa dạng mẫu mã và chủ đề gamification.
- Giao diện thân thiện: Dễ sử dụng và trải nghiệm.
- Triển khai nhanh chóng: Hỗ trợ từ chuyên viên Loyalty.
CNV Loyalty là một ví dụ về công cụ hỗ trợ doanh nghiệp triển khai Gamification Marketing hiệu quả.
Starbucks và thẻ thưởng Reward
Starbucks là một trong những ông lớn tích hợp Gamification Marketing khá sớm. Cụ thể, thương hiệu đã sử dụng các chiến lược Gamification để cải thiện trải nghiệm của khách hàng với thẻ thưởng Reward. Để tham gia, người chơi đăng ký thẻ thành viên My Rewards qua ứng dụng của Starbucks. Mỗi khi họ mua một sản phẩm đến từ nhà Starbucks, họ sẽ tích lũy các ngôi sao.
Thẻ thưởng Reward có những cấp độ khác nhau, phụ thuộc vào mức độ trung thành và tần suất mua nước thường xuyên tại Starbucks. Những khách hàng thường xuyên ghé thăm cửa hàng Starbucks sẽ được nâng cấp nhanh chóng và thường xuyên hơn. Những phần thưởng Starbucks mà khách hàng có thể nhận được gồm: một tách cà phê tặng thêm, món quà sinh nhật hoặc các ưu đãi được thiết kế đặc biệt cho khách hàng. Kết quả, chương trình My Rewards của Starbucks đã có số lượng người dùng lên đến 4,5 triệu và doanh thu từ việc phát hành các thẻ đạt đến 3 tỷ đô la.
Coca-Cola’s Shake It
Trong một chương trình truyền hình, người xem được yêu cầu chạy ứng dụng và lắc điện thoại để có cơ hội nhận các ưu đãi giảm giá từ ông lớn Coca-Cola và giải thưởng khác từ các đối tác như McDonald’s. Đối với chiến dịch này, Coca-Cola đã vô cùng sáng tạo với mục tiêu truyền tải sứ mệnh của mình là đem đến trải nghiệm kích thích và thú vị cho người dùng. Thực tế, công ty đã thành công trong việc mang lại niềm vui và sự lạc quan cho mọi người xem trên toàn cầu qua Gamification Marketing – Coca-Cola’s Shake It.
Shopee lắc xu
Không chỉ được biết đến là một Affiliate marketing app nổi tiếng, Shopee còn gây tiếng vang với chiến dịch lắc xu. Đây là một trong những chiến lược Marketing vô cùng ấn tượng của nhà Shopee và được nhiều người ưa chuộng. Cụ thể, mỗi khi người dùng mời hoặc thêm bạn bè vào nhóm, họ sẽ nhận được thêm xu và cảm thấy hứng thú đến mức mong chờ đến giờ chính để lắc điện thoại và nhặt xu rơi. Những đồng xu này mang đến giá trị quy đổi giảm giá cực hấp dẫn cho người dùng Shopee. Chiến dịch Gamification Marketing này đã giúp ứng dụng mua sắm Shopee tiếp cận thị trường Việt Nam hiệu quả và vượt qua nhiều đối thủ trong cùng ngành một cách nhanh chóng.
Domino’s Pizza Hero
Không thua kém nhiều ông lớn khác trong ngành, Domino’s Pizza cũng cho ra mắt Gamification vào năm 2012. Domino mang đến một Gamification Marketing vô cùng thú vị cho người dùng. Cụ thể, người chơi có thể tự tạo và tùy chỉnh các chiếc pizza theo ý thích của mình. Nếu có người thích và muốn mua chiếc pizza của bạn, bạn sẽ nhận được một khoản lợi nhuận nhất định từ Domino. Với sự tích hợp này, Domino đã thật sự nhận lại kết quả kinh doanh vô cùng khả quan, cụ thể như sau: doanh số tăng 30% trong suốt chiến dịch, có tổng cộng 7.059.325 triệu chiếc pizza được làm thông qua ứng dụng của Domino’s, ứng dụng có lượt tải về hơn 328.610 lần, top 3 ứng dụng được tải nhiều nhất trên App Store của iPad vào thời điểm đó.
Kết luận
Qua bài viết này, CNV Loyalty đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn tìm được giải đáp cho câu hỏi Gamification Marketing là gì và có phương hướng áp dụng tối ưu nhất. Bạn có thể bắt đầu mô hình Marketing này bằng cách triển khai Gamification trên Zalo Mini App, CNV Loyalty là đơn vị đi đầu hỗ trợ triển khai chương trình này. Hãy liên hệ ngay với CNV – Nền tảng chăm sóc khách hàng toàn diện qua số hotline 1900 636 400 hoặc truy cập tại website của chúng tôi để được tư vấn cụ thể quy trình triển khai Gamification cho doanh nghiệp của bạn với chi phí cực thấp.