Sự khác nhau giữa Mobile commerce và E-Commerce

Mobile commerce là một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng trong ngành bán lẻ và dịch vụ trực tuyến được ưa chuộng vì nhiều ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên, vẫn có nhiều sự nhầm lẫn giữa M-Commerce và E-Commerce. Xem ngay bài viết dưới đây của CNV để tìm hiểu chi tiết về Mobile commerce là gì và cách phân biệt.

Mobile Commerce là gì?

m-commerce là gì

Mobile Commerce hay M-Commerce là hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ trực tuyến thông qua các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng có kết nối internet.

M-Commerce là một phần mở rộng của thương mại điện tử, nhưng được tối ưu hóa để phục vụ cho nhu cầu sử dụng nhanh chóng, tiện lợi của người dùng di động mang lại rất nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp lần khách hàng.

  • Đối với khách hàng: Giúp khách hàng thực hiện các giao dịch nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu cá nhân tốt hơn, sử dụng ở mọi lúc mọi nơi, cá nhân hoá.
  • Đối với doanh nghiêp: Sự hài lòng của khách hàng dẫn đến gia tăng doanh thu của doanh nghiệp, đem lại khả năng tiếp thị rộng rãi, định vị doanh nghiệp với quy mô lứn và nhiều dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Ví dụ ứng dụng ngân hàng.

Xem thêm: Mô hình kinh doanh thương mại điện tử HIỆU QUẢ

Electronic Commerce là gì?

e-commerce

Thương mại điện tử hay còn gọi là e-commerce là hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua các mạng điện tử, đặc biệt là Internet. Nó cho phép người mua và người bán giao dịch với nhau mà không cần gặp mặt trực tiếp.

Các hình thức thương mại điện tử phổ biến:

  • B2C (Business-to-Consumer): Doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng (ví dụ: Shopee, Lazada).
  • B2B (Business-to-Business): Doanh nghiệp bán hàng cho doanh nghiệp khác (ví dụ: cung cấp nguyên liệu, dịch vụ).
  • C2C (Consumer-to-Consumer): Người tiêu dùng bán hàng cho người tiêu dùng khác (ví dụ: các sàn giao dịch trực tuyến như Sendo).

Xem thêm: Tracking là gì? Ứng dụng của tracking trong kinh doanh

Phân biệt M-Commerce và E-Commerce

M-Commerce và E-Commerce là hai khái niệm thường được nhắc đến cùng nhau nhưng chúng có sự khác biệt có thể kể đến như:

Đặc điểmM-CommerceE-Commerce
Mô tảMô hình kinh doanh trên nền tảng di độngMô hình mua bán sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp hoặc cá nhân qua nền tảng internet và các thiết bị truy cập khác.
Thiết bịĐiện thoại thông minh, máy tính bảngMáy tính để bàn, laptop, máy tính bảng
Hệ điều hànhAndroid, iOS, SymbianLinux, Unix, Windows
Hình thứcỨng dụng điện thoại, website trên điện thoại, nút gọi trên facebook, diễn đàn, trang web,..Website
Bảo mậtPhụ thuộc vào bảo mật của website và điện thoại thông minhPhụ thuộc vào bảo mật website
Định vị khách hàngPhạm vi rộng rãi không thể định vị
Phương thức thanh toánThẻ tín dụng, ứng dụng Mobile BankingThẻ tín dụng
Khả năng di độngDễ dàng do trọng lượng các thiết bị cầm tay không dây nhẹ và kích thước nhỏ gọnBị hạn chế do trọng lượng và kích thước lớn
Phạm vi tiếp cậnRộng rãi trên toàn cầu vì dễ sử dụng, dễ mang theo và cho phép truy cập ngoại tuyếnBắt buộc có kết nối internet và chỉ tiếp cận tại những nơi có điện
Chi phíChi trả nhiều cho việc tạo ứng dụng di động và sử dụng dữ liệu di độngÍt tốn kém hơn

Xem thêm: Tìm hiểu các tính năng nổi bật của Mobile Affiliate Marketing App giúp quản lý đối tác và hoa hồng dễ dàng hơn

Tiềm năng phát triển M-Commerce tại Việt Nam

e-commerce và m-commerce

Dưới đây là 3 tiềm năng phát triển của Mobile Commerce ở Việt Nam mà các doanh nghiệp cần quan tâm:

Dịch vụ mua sắm trực tuyến

Người Việt hiện đang dẫn đầu việc mua sắm online đối với các mặt hàng hỗ trợ sức khoẻ và mặt hàng thiết yếu. Người dùng đã có thói quen tìm hiểu thông tin và đọc review các sản phẩm trước khi đi đến quyết định mua hàng.

3 nền tảng mua sắm trực tuyến được ưa chuộng:

  • Shopee: với giao diện tối ưu và tích hợp tính năng đa dạng đã mang lại trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho người dùng.
  • Lazada và Tiki: học hỏi một số chiến lược từ đối thủ của mình và phát triển một số chiến dịch thu hút khách hàng, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đầy đủ từ giải đáp thắc mắc đến thanh toán bằng Mobile Banking và đổi trả hàng qua ứng dụng điện thoại cực kỳ thuận tiện.

Những chương trình khuyến mãi hấp dẫn hàng tháng từ các nền tảng này đã thu hút sự quan tâm của mọi người và tạo nên trải nghiệm ấn tượng.

Xem thêm: Mini App Zalo là gì? Xu hướng mua sắm trên Zalo Mini App hiện nay

Dịch vụ tin nhắn

Hiện nay, dịch vụ nhắn tin qua các nền tảng mạng xã hội không thể thiếu với người dùng. Vì vậy, doanh nghiệp đã tích hợp tính năng M-Commerce vào ứng dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng.

Một số tính năng có thể kể đến như:

  • Cải thiện trải nghiệm người dùng qua tìm kiếm, đặt hàng và thanh toán thuận tiện hơn.
  • Tích hợp trí tuệ nhân tạo để phân tích tìm kiếm và đưa ra những gợi ý sản phẩm tự động.
  • Phát triển tính năng chatbot để hỗ trợ chăm sóc khách hàng trong quá trình tìm kiếm và đặt hàng.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tích hợp Mini Game trên Mini App Zalo vào chiến lược marketing và phát triển Mobile Commerce

Dịch vụ thanh toán trực tuyến

Sự phổ biến của điện thoại thông minh, dịch vụ thanh toán trực tuyến ngày càng cần thiết. Hiện nay, các ví điện tử như momo, Zalopay đều được khả năng chuyển tiền và thanh toán trực tuyến thông qua mã QR hoặc số điện thoại. Ngoài ra còn cung cấp thêm các ưu đãi khi mua sắm, thanh toán hoá đơn, vé xem phim và nhiều dịch vụ khác tạo sự tiện ích cho người dùng.

Xem thêm: Cách xây dựng app Mobile Branding hiệu quả cho doanh nghiệp

Ngày nay, ngoài việc Doanh Nghiệp nào cũng trang bị 1 kênh bán hàng Website riêng thì còn có thêm App Mobile. Vậy vì sao Doanh Nghiệp lại ưa chuộng App Mobile hơn Website?

  • Mua bán, trao đổi, tư vấn dễ dàng hơn
  • Dễ dàng gửi thông báo khuyến mãi hay cập nhật giao diện mới
  • Tiết kiệm được chi phí quảng cáo
  • Người dùng dễ sử dụng, doanh nghiệp dễ quản lý

Vừa là giải pháp công nghệ, vừa là Mobile App!

Liên hệ trọn bộ giải pháp

Nền tảng kiến tạo khách hàng trung thành!

Tham gia Affiliate ngay hôm nay

App Mobile sẽ thú vị hơn nếu kèm thêm trò chơi

Sở hữu trọn bộ Game

E-commerce trên Mini App

Sự phát triển của M-Commerce hay E-Commerce đều đòi hỏi doanh nghiệp có những chiến lược và kế hoạch để triển khai hoạt động chăm sóc khách hàng một cách bài bản và chuyên nghiệp. Theo dõi CNV ngay để cập nhật thêm nhiều nội dung hữu ích.

banner giai phap mini app

btn hotline
Chia sẻ bài viết:

Bài viết liên quan

Zalo Marketing Tin tức

Phóng To QR Code – Tính Năng Mới Tối Ưu Trải Nghiệm Điểm Bán Trên Zalo ZNS

Tính năng phóng to QR code là một cập nhật quan trọng trong hệ sinh...

Tin tức Zalo Marketing

Giá Tính Năng Mini Game Chính Thức Điều Chỉnh Từ 01/04/2025 – Nâng Cấp Chiến Lược Gamification Trên Zalo Mini App

Giá tính năng Mini Game trên nền tảng Zalo Mini App đang trở thành chủ...

Tin tức

Tin nhắn chăm sóc khách hàng cũ giúp tăng doanh số cho doanh nghiệp

Khách hàng cũ là “tài sản quý giá” của mọi doanh nghiệp, vì thế việc...