Công ty liên kết Affiliated Company là gì? Ưu nhược điểm

Trong lĩnh vực kinh tế, thuật ngữ Affiliated Company hay còn được gọi là công ty liên kết thường được nhắc đến khi nói về mối quan hệ giữa các công ty khác nhau. Vậy Affiliated Company là gì? Hiểu đơn giản, đây là mối quan hệ giữa hai hay nhiều công ty mà trong đó, một công ty nắm giữ cổ phần hoặc có quyền kiểm soát đáng kể đối với công ty khác. Trong bài viết này, hãy cùng CNV Loyalty tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm này cũng như những loại hình liên kết phổ biến nhất hiện nay.

Công ty liên kết Affiliated Company là gì?

Affiliated Company la gi
Affiliated Company là gì

Công ty liên kết Affiliated Company là thuật ngữ chỉ một công ty mà có một công ty khác nắm giữ lượng cổ phần đáng kể, nhưng không thể biến nó thành công ty con. Mối quan hệ liên kết thường được thành lập qua việc mua cổ phần (thường dưới 50%) hoặc thông qua thỏa thuận hợp tác chiến lược.

Các công ty liên kết có mức tài sản, quyền lợi và lợi ích chung nhất định so với công ty mẹ. Loại hình công ty liên kết này thường được hình thành nhằm mục đích mở rộng kinh doanh, chia sẻ nguồn lực và tận dụng lợi thế cạnh tranh từ đối tác trong ngành. Điều này giúp các doanh nghiệp, công ty tăng cường mối quan hệ kinh doanh và hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát triển.

Affiliate Marketing App là gì? Top những Affiliate Marketing App phổ biến nhất hiện nay

Các loại hình liên kết công ty

Cac loai hinh lien ket Affiliated Company
Các loại hình liên kết Affiliated Company

Liên kết 2 hoặc nhiều công ty có thể mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, công ty. Vì thế, ngày càng có nhiều ông lớn cùng bắt tay nhau, liên kết và trở thành bá chủ trong ngành. Vậy có những loại hình liên kết phổ biến nào? Hãy cùng CNV Loyalty tìm hiểu ngay.

  • Liên kết theo giá trị cổ phần sở hữu: Một công ty đang nắm giữ lượng cổ phần đáng kể của công ty khác và có quyền biểu quyết tại công ty này thì đó được gọi là liên kết theo giá trị cổ phần sở hữu. Mức độ sở hữu cổ phần này thường được quy định bởi luật pháp hoặc thông lệ thị trường.
  • Liên kết theo kiểm soát: Một công ty có thể chi phối, đưa ra quyết định hoạt động cho công ty khác thì đây gọi là loại liên kết theo kiểm soát. Quyền kiểm soát này được quy định thông qua hội đồng quản trị, hợp đồng quản lý hoặc các hình thức có liên quan khác.
  • Liên kết theo mối quan hệ hợp tác: Loại liên kết này xuất hiện khi hai hoặc nhiều công ty có sự hợp tác chặt chẽ trong kinh doanh, chia sẻ lợi nhuận, lợi ích, rủi ro,…Loại hình này vẫn được tính là một loại liên kết kể cả khi các công ty không có mối quan hệ sở hữu ràng buộc hay sự kiểm soát nào rõ ràng.

Nếu bạn đang cần thu thập, lưu trữ dữ liệu khách hàng và lên kế hoạch tiếp thị tự động, hãy tham khảo ngay 21 CRM Tool phổ biến nhất hiện nay

Công ty sáp nhập là gì? 

Cong ty sap nhap la gi
Công ty sáp nhập là gì

Song song với thắc mắc Affiliated Company là gì, nhiều người cũng quan tâm đến khái niệm của công ty sáp nhập và băn khoăn liệu hai loại công ty này có như nhau không. Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu khái niệm của công ty sáp nhập.

Công ty sáp nhập xuất hiện khi hai hoặc nhiều công ty hợp nhất lại và tạo thành một công ty hoàn toàn mới. Công ty mới này sẽ kế thừa toàn bộ tài sản, quyền lợi, nghĩa vụ và những lợi ích hợp pháp từ các công ty bị sáp nhập. Đồng thời, sự xuất hiện của công ty mới cũng chấm dứt sự tồn tại của những công ty bị sáp nhập.

Chăm sóc khách hàng là gì? Quy trình và chiến lược chăm sóc khách hàng chuẩn xác nhất mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên biết

Điểm giống và khác nhau của công ty sáp nhập và công ty liên kết

Diem giong va khac nhau cua Affiliated Company va cong ty sap nhap
Điểm giống và khác nhau của Affiliated Company và công ty sáp nhập

Mặc dù đã hiểu rõ Affiliated Company là gì cũng như khái niệm của công ty sáp nhập, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về mục tiêu, chức năng của hai loại hình này. Cùng so sánh điểm giống và khác nhau của hai loại hình liên kết và sáp nhập theo thông tin dưới đây:

Điểm giống nhau

  • Mối quan hệ giữa các công ty: Cả 2 loại công ty này đều có sự kết hợp của hai hay nhiều công ty khác nhau, nhằm hướng đến lợi ích kinh doanh chung.
  • Mục tiêu hợp tác: Mục tiêu của cả hai loại công ty là mở rộng quy mô, thúc đẩy sức mạnh tài chính hoặc chiến lược kinh doanh bằng cách tận dụng tài sản và nguồn lực của các bên liên quan.
  • Hỗ trợ và chia sẻ nguồn lực: Dù là công ty sáp nhập hay liên kết, các công ty này đều chia sẻ nguồn lợi ích chung, công nghệ, kinh nghiệm, thị trường và các nguồn lực khác nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Điểm khác nhau

Tiêu chí Công ty sáp nhập Công ty liên kết
Bản chất Hai hay nhiều công ty hợp nhất thành một, tạo thành công ty hoàn toàn mới. Một công ty nắm giữ một phần vốn của một công ty khác (thường từ 20% – 50%) nhưng không biến nó thành công ty con. Hai công ty vẫn tồn tại và hoạt động hoàn toàn độc lập
Kiểm soát Công ty sáp nhập có toàn quyền kiểm soát các hoạt động của các công ty bị sáp nhập. Công ty liên kết có ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định hoạt động và tài chính của công ty bị liên kết. Tuy nhiên, công ty liên kết không có quyền kiểm soát hoàn toàn.
Cổ phần Cổ phần của các công ty bị sáp nhập sẽ được chuyển đổi thành cổ phần của công ty sáp nhập. Cổ phần của hai công ty vẫn được giữ nguyên và không liên quan tới nhau.
Tài chính Báo cáo tài chính của công ty sáp nhập sẽ được hợp nhất hoàn toàn. Các công ty liên kết sẽ có báo cáo tài chính riêng biệt. Tuy nhiên, lợi nhuận công ty liên kết cũng có thể được phản ánh trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mẹ.
Mục đích Tối ưu hóa toàn bộ nguồn tài chính, nguồn lực, quyền lợi,…bằng cách thống nhất hoàn toàn. Đồng thời, mục đích chính cũng hướng tới việc mở rộng quy mô, loại bỏ các đối thủ cạnh tranh và cố định lại vị thế trên thị trường. Thường đi với mục tiêu hợp tác, chia sẻ nguồn lực mà không mất đi tính độc lập về pháp lý và quyền hành. Điều này bao gồm việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, tiếp cận công nghệ mới, mở rộng thị trường mới….
Rủi ro Rủi ro thường cao hơn do có sự thay đổi lớn trong cấu trúc vận hành của toàn công ty. Rủi ro thấp hơn do hai công ty vẫn giữ quyền tự chủ và hoạt động độc lập với nhau.
Ví dụ GTNfoods được sáp nhập vào Vilico. Masan Group là cổ đông lớn của VinCommerce (VCM) – đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị VinMart và cửa hàng tiện lợi VinMart+.

Mô hình kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp vận hành và phát triển hiệu quả. Vậy Mô hình kinh doanh là gì? Tại sao việc hiểu rõ khái niệm này lại cần thiết đối với mọi doanh nghiệp? 

Ưu nhược điểm của công ty sáp nhập và công ty liên kết

Uu nhuoc diem cua Affiliated Company va cong ty sap nhap
Ưu nhược điểm của Affiliated Company và công ty sáp nhập

Bên cạnh thắc mắc về công ty sáp nhập và Affiliated Company là gì, nhiều doanh nghiệp cũng quan tâm đến những ưu nhược điểm của cả hai loại hình này. Cụ thể, cả hai loại hình công ty đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt, các doanh nghiệp, công ty cần chú ý trước khi tiến hành liên kết hay sáp nhập. Sau đây là một số ưu nhược điểm đáng chú ý mà CNV Loyalty đã tổng hợp:

Ưu điểm

  • Mở rộng quy mô, thị trường và phạm vi hoạt động: Việc sáp nhập hoặc liên kết giúp các công ty tăng trưởng kích thước, mở rộng hoạt động kinh doanh, điều này giúp thúc đẩy lợi ích về tài chính, nguồn lực, sức mạnh thị trường và gia tăng khả năng cạnh tranh.
  • Tăng trưởng tiềm năng: Sự kết hợp giữa nhiều công ty mang lại tiềm năng tăng trưởng vô cùng cao, các doanh nghiệp liên kết có thể tiếp cận thị trường mới, khách hàng mới và sản phẩm/ dịch vụ mới. Nhờ đó, các công ty có cơ hội tăng trưởng và gia tăng giá trị.
  • Tối ưu hóa quản lý và tài nguyên: Sáp nhập hay liên kết giúp các công ty tận dụng và tối ưu hóa quản lý, tài nguyên của các bên. Điều này có thể đem lại nhiều lợi ích cho các công ty, bao gồm: tăng cường chức năng, đẩy nhanh quy trình và hệ thống, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.
  • Thúc đẩy khả năng cạnh tranh: Việc liên kết hay sáp nhập có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội trong ngành. Sự kết hợp của các công ty tạo nên tiềm lực lớn mạnh, thúc đẩy hành trình cạnh tranh vị thế trên thị trường.

Mô hình Online to Offline (O2O) giúp tăng cường trải nghiệm người dùng và thúc đẩy doanh thu đáng kể. Vậy mô hình Online to Offline (O2O) là gì?

Nhược điểm

  • Rủi ro sáp nhập: Quá trình sáp nhập và liên kết chứa nhiều tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức, đặc biệt là khó khăn trong việc hợp nhất văn hóa doanh nghiệp, quản lý và quy trình vận hành. Vì nhiều công ty sẽ có những quy trình, cách hoạt động và văn hóa khác nhau, điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả và thành công của việc sáp nhập, liên kết.
  • Nguy cơ mất nhân viên và khách hàng trung thành: Sự kết hợp có thể gây ra sự bất ổn và không chắc chắn trong tổ chức, gây ảnh hưởng và khiến công ty bỏ lỡ khách hàng và nhân viên trung thành. Hơn nữa, sự kết hợp sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cách vận hành, quản lý, chế độ với nhân viên, khiến họ cảm thấy không còn phù hợp và lựa chọn không tiếp tục đồng hành. Tương tự, sự kết hợp có thể ảnh hưởng đến sản phẩm/ dịch vụ hay nhiều chính sách khách hàng khác, làm mất đi lượng khách trung thành.
  • Rủi ro tài chính: Việc sáp nhập hoặc liên kết đòi hỏi sự đầu tư lớn về tài chính và điều này có thể dẫn đến rủi ro bất cứ lúc nào. Nếu quá trình chuyển giao hay quản lý tài chính không được đồng nhất, cần thận,…,sự kết hợp này có thể gây áp lực tài chính lên công ty và ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính.
  • Quản lý, vận hành phức tạp: Quá trình quản lý công ty sáp nhập hay liên kết đòi hỏi kiến thức và kỹ năng quản lý rất phức tạp. Điều này xảy ra là do sự khác nhau về quy trình quản lý hay vận hành trước đó của các công ty. Quá trình hợp nhất hệ thống, quy trình và văn hóa có thể tạo ra nhiều thách thức cho nhóm quản lý và yêu cầu sự tập trung cao đối với việc quản lý.

Làm sao để xây dựng lòng trung thành của khách hàng? Tầm quan trọng của khách hàng trung thành đối với doanh nghiệp

Tóm lại, Affiliated Company là một hình thức hợp tác giữa các công ty giúp mở rộng quy mô và tận dụng lợi thế chiến lược mà không cần sáp nhập hoàn toàn. Hiểu rõ Affiliated Company là gì và cách thức hoạt động của nó sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định tài chính và kinh doanh hiệu quả hơn, đồng thời tăng cường cơ hội hợp tác và phát triển trên thị trường cạnh tranh toàn cầu. Nếu bạn cần biết thêm về loại hình Affiliate hoặc nhiều giải pháp kinh doanh độc đáo khác, hãy liên hệ ngay với CNV – Nền tảng chăm sóc khách hàng toàn diện qua số hotline 1900 636 400 hoặc truy cập tại website của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ ngay nhé.

banner giai phap mini app

btn hotline
Chia sẻ bài viết:

Bài viết liên quan

Tin tức

Cách đặt tên cửa hàng, tên shop ấn tượng, ý nghĩa và thu hút khách hàng

Cách đặt tên cửa hàng ấn tượng, thu hút là chủ đề quan tâm của...

Tin tức

Zalo Marketing là gì? Bí quyết tiếp thị hiệu quả và ít tốn phí

Zalo Marketing đang dần trở thành công cụ tiếp thị quan trọng, giúp các doanh...

Tin tức

Quản trị quan hệ khách hàng là gì? Cách xây dựng quy trình quản trị HIỆU QUẢ

Quản trị quan hệ khách hàng là một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp xây...

FacebookZaloHotline