Flywheel là gì? Hướng dẫn ứng dụng mô hình Flywheel để TĂNG doanh thu

Trong thời đại mà sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc tạo ra một hệ thống tăng trưởng bền vững trở thành mục tiêu sống còn của nhiều doanh nghiệp. Một trong những chiến lược nổi bật hiện nay là mô hình Flywheel hay còn gọi bánh đà tăng trưởng được nhiều thương hiệu toàn cầu áp dụng. Vậy Flywheel là gì và vì sao mô hình này đang dần thay thế phễu marketing truyền thống, cùng CNV CPD tìm hiểu ngay sau đây.

1. Mô hình Flywheel là gì?

Mo-hinh-Flywheel-la-gi
Mô hình Flywheel là gì?

Flywheel là gì? Đây là khái niệm dùng để mô tả một mô hình kinh doanh hiện đại, tập trung vào trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng để tạo động lực phát triển dài hạn. Thay vì chỉ tập trung vào việc thu hút khách hàng mới và chốt đơn hàng, Flywheel tận dụng chính khách hàng hiện tại làm lực đẩy cho bánh đà doanh nghiệp quay liên tục, giúp tăng trưởng nhanh và bền vững.

Flywheel (Flywheel Effect hay hiệu ứng bánh đà) là mô hình hoạt động và tăng trưởng kinh doanh với trọng tâm của sự tăng trưởng là khách hàng. Không chỉ vậy đây là một từ thông dụng trong cộng đồng tiếp thị, đại diện cho một sự thay đổi về mô hình. 

Cụ thể, doanh nghiệp áp dụng Flywheel sẽ coi khách hàng là trung tâm và là yếu tố then chốt giúp hệ thống vận hành hiệu quả. Khi khách hàng hài lòng, sẽ quay lại, giới thiệu thêm người mới và tạo ra động lực cho bánh đà phát triển mạnh mẽ.

Xem thêm: Tìm hiểu hành vi khách hàng là gì và vai trò trong CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

2. Những giai đoạn chính trong mô hình Flywheel

Cac giai doan chinh trong mo hinh Flywheel
Các giai đoạn chính trong mô hình Flywheel

Các giai đoạn hoạt động của mô hình Flywheel là gì trong kinh doanh? Để một mô hình Flywheel hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp cần hiểu rõ và triển khai đầy đủ ba giai đoạn cốt lõi sau đây. Mỗi giai đoạn đều đóng vai trò quan trọng riêng biệt mà còn liên kết chặt chẽ với nhau, tạo nên một bánh đà vận hành liên tục và ngày càng tăng tốc bánh đà.

  • Thu hút (Attract): Đây là bước đầu tiên trong mô hình Flywheel. Doanh nghiệp cần tạo ra nội dung có giá trị cao, đồng thời sử dụng các kênh như SEO, mạng xã hội hoặc quảng cáo để tiếp cận đúng nhóm khách hàng mục tiêu. Mục tiêu của giai đoạn này là thu hút sự chú ý và khơi gợi nhu cầu của khách hàng tiềm năng.
  • Tương tác (Engage): Ở giai đoạn này, khách hàng bắt đầu tương tác với doanh nghiệp. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là tư vấn đúng nhu cầu, cung cấp giải pháp hữu ích và mang lại trải nghiệm liền mạch trong suốt hành trình tương tác. Đây là bước tạo dựng niềm tin và định hình mối quan hệ lâu dài.
  • Làm hài lòng (Delight): Sau khi khách hàng đã mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ, việc làm hài lòng là yếu tố then chốt để duy trì bánh đà tăng trưởng. Doanh nghiệp cần vượt kỳ vọng của khách hàng, chăm sóc chu đáo và khuyến khích họ trở thành người giới thiệu thương hiệu – góp phần làm bánh đà quay nhanh hơn.

Xem thêm: Chương trình tích điểm là gì và lợi ích trong việc GIỮ CHÂN KHÁCH HÀNG

3. So sánh điểm mạnh mô hình Flywheel với mô hình phễu Marketing

So sanh mo hinh Flywheel voi mo hinh pheu Marketing
So sánh mô hình Flywheel với mô hình phễu Marketing

Một trong những ưu điểm nổi bật của Flywheel model so với mô hình phễu là khả năng tái sử dụng động lực từ khách hàng hiện tại. Xem bảng so sánh dưới đây để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa mô hình phễu marketing và Flywheel là gì? Bảng so sánh này sẽ làm nổi bật những ưu điểm vượt trội của Flywheel trong việc duy trì và tái tạo động lực tăng trưởng:

Tiêu chíFlywheel modelMô hình phễu marketing
Tâm điểm chiến lượcKhách hàng là trung tâm, tạo động lực quay lại và giới thiệu thương hiệuTập trung vào chuyển đổi, khách hàng là điểm kết thúc
Khả năng lan truyềnCao – nhờ sự hài lòng và chia sẻ từ khách hàng hiện tạiThấp – ít chú trọng đến giai đoạn sau bán
Chi phí thu hút khách hàng mớiTối ưu hơn – nhờ tận dụng tệp khách hàng trung thànhCao hơn – phải liên tục chi nhiều ngân sách để tìm khách hàng mới
Tăng trưởng doanh nghiệpBền vững – theo cơ chế bánh đà quay mạnh dần theo thời gianNgắn hạn – dễ mất động lực tăng trưởng nếu ngừng đầu tư vào marketing
Mối quan hệ với khách hàngDài hạn – chăm sóc và nuôi dưỡng liên tụcNgắn hạn – ít tương tác sau khi chốt đơn

Xem thêm: Khám phá hành trình khách hàng là gì và cách xây dựng trải nghiệm HIỆU QUẢ

4. Bí quyết ứng dụng mô hình Flywheel trong hoạt động kinh doanh

Ung dung mo hinh Flywheel trong hoat dong kinh doanh
Ứng dụng mô hình Flywheel trong hoạt động kinh doanh

Sau khi hiểu mô hình Flywheel là gì rồi, hãy cùng đi sâu vào bí quyết ứng dụng mô hình Flywheel trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt hiệu ứng bánh đà trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp muốn xây dựng hệ thống tăng trưởng bền vững.

4.1. Áp dụng mô hình Flywheel trong hoạt động marketing

Trong marketing, mô hình Flywheel giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược nội dung dài hạn, tập trung vào việc tạo ra giá trị thực thay vì chỉ chạy quảng cáo ngắn hạn. Việc sử dụng các kênh như blog, email marketing, automation, mạng xã hội,… Mô hình kinh doanh giúp doanh nghiệp thu hút đúng đối tượng, đúng trọng tâm và đúng thời điểm nhằm giữ khách hàng tương tác lâu dài với thương hiệu.

Xem thêm: Khách hàng tiềm năng là gì? Cách xác định và chăm sóc hiệu quả

4.2. Ứng dụng mô hình bánh đà trong hoạt động Chăm sóc khách hàng

Ung dung mo hinh banh da vao cham soc khach hang
Ứng dụng mô hình bánh đà vào chăm sóc khách hàng

Trong mô hình Flywheel, dịch vụ chăm sóc khách hàng vừa đóng vai trò hỗ trợ, vừa là lực đẩy quan trọng giúp bánh đà quay liên tục và ngày càng mạnh mẽ. Một chiến lược chăm sóc khách hàng hiệu quả cần được tích hợp chặt chẽ trong từng giai đoạn của mô hình để duy trì sự hài lòng, tăng tỉ lệ quay lại và thúc đẩy lan truyền thương hiệu, cụ thể:

Giai đoạn thu hút: Ở bước đầu tiên ứng dụng mô hình Flywheel là gì? Đó là việc chăm sóc khách hàng, góp phần tạo dựng thiện cảm ban đầu và giải đáp thắc mắc kịp thời, giúp thu hút sự quan tâm từ khách hàng tiềm năng:

  • Xây dựng hệ thống Q&A chuyên sâu trên website với những câu hỏi và câu trả lời chất lượng.
  • Tối ưu nội dung hỏi đáp bằng các định dạng hấp dẫn như video ngắn, đồ họa minh họa để nâng cao trải nghiệm người dùng.
  • Đảm bảo có đội ngũ trực tuyến thường xuyên để phản hồi nhanh các yêu cầu từ khách hàng.

Giai đoạn tương tác: Khi khách hàng bắt đầu quan tâm và tìm hiểu sản phẩm, đội ngũ chăm sóc cần tăng cường hỗ trợ kịp thời để thúc đẩy sự kết nối:

  • Kết hợp chatbot thông minh để hỗ trợ khách hàng tìm kiếm thông tin nhanh chóng, đồng thời tăng khả năng thu thập dữ liệu hành vi.
  • Duy trì sự hiện diện của nhân viên chăm sóc để xử lý các tình huống cần tư vấn chuyên sâu, cá nhân hóa trải nghiệm tương tác.

Giai đoạn làm hài lòng: Đây là giai đoạn Flywheel là gì mà tạo nên sự trung thành yếu tố cốt lõi làm cho bánh đà tiếp tục quay như vậy?

  • Gửi thư cảm ơn sau mỗi đơn hàng nhằm thể hiện sự trân trọng và nâng cao hình ảnh thương hiệu.
  • Triển khai khảo sát đánh giá mức độ hài lòng để thu thập phản hồi thực tế và cải tiến dịch vụ liên tục, giúp khách hàng cảm thấy tiếng nói của họ được lắng nghe và trân trọng.

Xem thêm: Quản lý sale là gì? Vai trò và kỹ năng cần có trong đội ngũ kinh doanh

4.3. Ứng dụng mô hình Flywheel trong hoạt động Kinh doanh (đội ngũ Sale)

Khi khách hàng chủ động tìm hiểu sản phẩm/dịch vụ, đội ngũ Sale chính là lực đẩy quan trọng giúp bánh đà Flywheel vận hành hiệu quả trong suốt hành trình:

  • Giai đoạn Thu hút: Chủ động tư vấn tận tâm, cung cấp đầy đủ thông tin, tạo niềm tin bằng giải pháp phù hợp và tận dụng mọi cuộc trò chuyện để kết nối với khách hàng tiềm năng.
  • Giai đoạn Tương tác: Duy trì liên hệ qua điện thoại, email, automation marketing; linh hoạt tối ưu quy trình bán hàng bằng cách tự động hóa các bước nhỏ giúp tăng hiệu quả làm việc.
  • Giai đoạn Làm hài lòng: Chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi buổi gặp, giao tiếp chuyên nghiệp, lắng nghe phản hồi và duy trì chăm sóc sau bán để gia tăng sự hài lòng và lòng trung thành từ khách hàng.

Xem thêm: Kinh doanh thương mại điện tử là gì và xu hướng phát triển năm nay

5. Lợi ích khi áp dụng mô hình Flywheel là gì?

Loi ich khi ap dung mo hinh Flywheel
Lợi ích khi áp dụng mô hình Flywheel

Áp dụng mô hình Flywheel mang lại nhiều lợi ích vượt trội giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững và tối ưu hóa nguồn lực, cụ thể:

  • Tăng trưởng liên tục và ổn định: Nhờ cơ chế vòng lặp khép kín, mỗi khách hàng hài lòng sẽ tạo ra lực đẩy giúp bánh đà quay nhanh hơn, mang lại hiệu ứng lan truyền tự nhiên.
  • Giảm chi phí thu hút khách hàng mới: Doanh nghiệp không cần phụ thuộc hoàn toàn vào quảng cáo hay khuyến mãi, mà có thể tận dụng sức mạnh từ khách hàng trung thành để lan tỏa thương hiệu.
  • Tối ưu trải nghiệm khách hàng: Mô hình Flywheel marketing yêu cầu doanh nghiệp đồng hành với khách hàng xuyên suốt hành trình, từ thu hút đến sau bán – giúp tăng mức độ hài lòng và giữ chân khách hàng hiệu quả.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh dài hạn: Thay vì chỉ tập trung vào chuyển đổi ngắn hạn, Flywheel model giúp xây dựng mối quan hệ bền vững, tạo ra rào cản cạnh tranh mạnh mẽ so với đối thủ.

Xem thêm: Mô hình kinh doanh B2B là gì và cách xây dựng CHIẾN LƯỢC HIỆU QUẢ

6. Ví dụ thực tế áp dụng mô hình Flywheel trong hoạt động kinh doanh

Vi du ap dung mo hinh Flywheel
Ví dụ áp dụng mô hình Flywheel

Một trong những ví dụ thành công nhất của Flywheel là gì cùng xem những tên thương hiệu tiêu biểu sau đây:

Flywheel marketing là HubSpot – công ty cung cấp giải pháp CRM hàng đầu thế giới. Doanh nghiệp không chỉ bán phần mềm mà còn tạo ra hàng trăm bài viết, ebook, webinar miễn phí để hỗ trợ khách hàng. Khi khách hàng cảm thấy được hỗ trợ tận tình, họ sẽ trở thành người giới thiệu tự nhiên cho sản phẩm, giúp bánh đà quay mạnh hơn.

Tương tự, Amazon là một Flywheel company nổi bật trong giới marketing. Với hệ sinh thái mua sắm đa dạng, giao hàng nhanh, chính sách hoàn trả linh hoạt và trải nghiệm cá nhân hóa, Amazon đã tạo ra bánh đà tăng trưởng mạnh mẽ, liên tục tái đầu tư vào trải nghiệm người dùng để thúc đẩy doanh thu.

Tóm lại, hiểu Flywheel là gì và áp dụng đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ tăng trưởng ngắn hạn mà còn xây dựng nền tảng bền vững. Trong bối cảnh khách hàng ngày càng có tiếng nói lớn hơn trong việc lựa chọn thương hiệu, flywheel chính là chìa khóa để tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn. Nếu có thắc mắc thêm về mô hình Flywheel hãy liên hệ CNV – Nền tảng tăng trưởng bền vững và khai thác toàn diện sức mạnh dữ liệu qua số hotline 1900 636 400 hoặc truy cập tại website của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ ngay nhé.

————————————-

Để biết thêm thông tin về dịch vụ, liên hệ ngay với chúng tôi:

CNV CDP – Nền tảng tăng trưởng bền vững và khai thác toàn diện sức mạnh dữ liệu

🌎 Facebook: https://www.facebook.com/cnvcdp 

📌 Trụ sở: Tầng 3 – 42/2 Nguyễn Văn Trỗi, phường 15, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

📌 Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà Gem, Số 48 Nguyễn Chánh, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

☎️ Hotline: 0856.999.959/ 0911.116.587/ 1900.636.400

banner giai phap mini app

btn hotline
Chia sẻ bài viết:

Bài viết liên quan

Tin tức

Cách tạo lời chào tự động Zalo OA ĐƠN GIẢN và NHANH CHÓNG

Mỗi cuộc trò chuyện với khách hàng là cơ hội để tạo ấn tượng và...

Tin tức

Tích vàng Zalo OA là gì? Cách sở hữu tích vàng Zalo OA dễ dàng

Giữa vô vàn tài khoản Zalo OA, làm thế nào để khách hàng nhận diện...

Tin tức

30+ mẫu tin nhắn tri ân khách hàng đa ngành HAY, ẤN TƯỢNG và Ý NGHĨA nhất 

Trong hành trình xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, việc gửi...