Bạn đã bao giờ tự hỏi ai sẽ là người mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp bạn chưa? Câu trả lời chính là khách hàng tiềm năng và họ chính là những khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Việc hiểu rõ khách hàng tiềm năng giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược Marketing hiệu quả. Xem ngay bài viết dưới đây của CNV để tìm hiểu khách hàng tiềm năng là gì?
Contents
Khách hàng tiềm năng là gì?
Khách hàng tiềm năng là những cá nhân hoặc tổ chức có khả năng trở thành khách hàng của doanh nghiệp trong tương lai, những người đã thể hiện sự quan tâm nhất định đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, nhưng chưa mua hàng.
Để xác định khách hàng tiềm năng, cần dựa vào các yếu tố:
- Chân dung khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp (gồm nhân khẩu học, hành vi, tâm lý, mục tiêu, thách thức): nhằm hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng, từ đó tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hay thông điệp Marketing phù hợp.
- Mô hình phễu Marketing: minh hoạ hành trình của khách hàng từ lúc biết đến sản phẩm hay dịch vụ cho đến lúc trở thành khách hàng trung thành. Và xác định các giai đoạn khác nhau trong quá trình mua hàng, tập trung vào các hoạt động Marketing phù hợp cho từng giai đoạn.
Khách hàng mục tiêu là gì?
Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng khách hàng nằm trong phân khúc thị trường mà doanh nghiệp đang hướng đến để phục vụ.
Một số đặc điểm chính của khách hàng mục tiêu:
- Nhân khẩu học: Bao gồm tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, học vấn, và địa điểm sống.
- Tâm lý học: Tập trung vào sở thích, lối sống, giá trị cá nhân, và thái độ của khách hàng.
- Hành vi: Bao gồm thói quen mua sắm, mức độ sử dụng sản phẩm, và các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.
- Nhu cầu và vấn đề: Khách hàng mục tiêu thường gặp vấn đề hoặc có nhu cầu mà sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể giải quyết.
Cách tiếp cận khách hàng tiềm năng
Dưới đây là các phương pháp tìm kiếm và cách tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả:
Mạng xã hội
Mạng xã hội là nơi có lượng tương tác lớn, có khả năng nhắm mục tiêu chính xác. Các nền tảng như Facebook, LinkedIn, Instagram và Twitter cho phép doanh nghiệp tạo nội dung hấp dẫn, chạy quảng cáo nhắm đến đối tượng cụ thể và tương tác trực tiếp với khách hàng, doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ, tăng cường nhận thức thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể áp dụng mô hình Online to Offline (O2O) để điều hướng khách hàng mua hàng Online đến trực tiếp cửa hàng thực tế Offline để trải nghiệm.
Để tiếp cận khách hàng tiềm năng qua mạng xã hội, doanh nghiệp cần xác định được:
- Chân dung khách hàng tiềm năng doanh nghiệp đang hướng đến
- Thói quen của người tiêu dùng trên mạng xã hội
Báo chí
Doanh nghiệp có thể tận dụng các bài viết báo chí, thông cáo báo chí và quảng cáo trên các phương tiện truyền thông để đưa thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến với một lượng lớn người đọc. Tuy nhiên, trong thời buổi công nghệ, không nên tập trung vào hình thức này.
Quảng cáo trực tuyến
Các nền tảng như Google Ads, Facebook Ads và LinkedIn Ads cung cấp các công cụ để tạo quảng cáo được cá nhân hóa, tiếp cận đối tượng mục tiêu dựa trên các tiêu chí như độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, và sở thích. Doanh nghiệp chỉ cần đặt chi phí hàng tháng cho quảng cáo và theo dõi hiệu quả để điều chỉnh chiến lược dựa trên dữ liệu thực tế một cách chủ động.
Chiến dịch SEO
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO là một phương pháp dài hạn và hiệu quả để thu hút khách hàng tiềm năng qua các tìm kiếm tự nhiên trên internet. Bằng cách tối ưu hóa website và nội dung với các từ khóa liên quan đến ngành nghề, doanh nghiệp có thể cải thiện vị trí của mình trên các trang kết quả tìm kiếm.
KOL/KOC
Hợp tác với các KOL và KOC giúp doanh nghiệp tiếp cận đến khách hàng tiềm năng thông qua sự tin tưởng và uy tín mà các cá nhân này đã xây dựng. Việc mời các KOL hoặc KOC quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ có thể tạo ra sự quan tâm và niềm tin của khách hàng.
Quảng bá sản phẩm qua các sự kiện xã hội
Một phương pháp tiếp cận khách hàng tiềm năng mà không mất quá nhiều chi phí chỉ với các booth bán hàng tại các sự kiện, hội thảo hay triển lãm.
Sử dụng Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết)
Hợp tác với các nhà tiếp thị liên kết có độ nhận diện, sự tin tưởng từ khách hàng sẽ tăng khả năng nhận diện thương hiệu nhanh hơn, thúc đẩy khả năng chốt đơn với sản phẩm của doanh nghiệp.
Học tập từ đối thủ
Phân tích và tham khảo các ý tưởng từ đối thủ để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và từ đó lên chiến dịch phù hợp cho doanh nghiệp.
Telesales
Ưu điểm của cách làm này chính là tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cần lọc kỹ data khách hàng để tránh mất thời gian và đào tạo kỹ năng đội ngũ telesales để xử lý trong mọi tình huống.
Phân biệt khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu
Nắm rõ sự khác biệt giữa khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp phân loại khách hàng hiệu quả.Dưới đây là bảng phân biệt khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng:
Đặc điểm | Khách hàng tiềm năng | Khách hàng mục tiêu |
Khái niệm |
|
|
Đặc điểm |
|
|
Hành vi mua hàng |
|
|
Khả năng chuyển đổi |
|
|
Vai trò của khách hàng tiềm năng đối với doanh nghiệp
Khách hàng tiềm năng quan trọng với doanh nghiệp vì:
- Đây là nhóm đối tượng mà doanh nghiệp cần chuyển đổi thành khách hàng trung thành, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.
- Tương tác với khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu, sở thích và hành vi mua sắm của người tiêu dùng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Xây dựng cho doanh nghiệp hình ảnh thương hiệu tích cực và tạo lòng tin với khách hàng.
- Số lượng và chất lượng khách hàng tiềm năng là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị và bán hàng.
- Thông tin từ khách hàng tiềm năng giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu thị trường, từ đó phát triển các sản phẩm/dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Khách hàng tiềm năng không chỉ là những người có khả năng mua sản phẩm của bạn mà còn có thể trở thành khách hàng trung thành cho doanh nghiệp. Khi bạn hiểu và tiếp cận đúng nhóm khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp bạn không chỉ nâng cao khả năng chuyển đổi mà còn xây dựng mối quan hệ bền chặt và lâu dài. Theo dõi CNV để cập nhật thêm nhiều nội dung hữu ích khác.