Sở hữu cách phân loại khách hàng hiệu quả giúp doanh nghiệp xác định phân khúc khách hàng tiềm năng và tối ưu chiến lược tiếp thị đúng thị trường mục tiêu. Trong bài viết này, hãy cùng CNV Loyalty tìm hiểu về cách phân loại nhóm khách hàng mục tiêu để tối ưu chiến lược kinh doanh và tăng lợi thế cạnh trên trên thị trường.
Phân loại khách hàng là gì?
Phân loại khách hàng là quá trình chia nhóm các khách hàng của một doanh nghiệp hoặc tổ chức thành các nhóm con dựa trên các đặc điểm, hành vi hoặc thuộc tính chung, trong đó có 2 loại phổ quát: khách hàng nội bộ và khách hàng bên ngoài. Sắp xếp và tổ chức thông tin khách hàng giúp chăm sóc khách hàng dễ dàng hơn. Tiêu chí phân loại khách hàng tiềm năng phụ thuộc vào sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.
Xem thêm: Bí quyết xây dựng lòng trung thành của khách hàng
Tại sao cần phân loại khách hàng?
Phân loại khách hàng giúp doanh nghiệp quản lý nhóm khách hàng hiệu quả, xác định đúng khách hàng mục tiêu, hiểu được mong muốn khách hàng, và tiết kiệm tài nguyên và nguồn lực. Cụ thể, doanh nghiệp có 3 lợi ích chính khi phân loại khách hàng đúng cách.
Xác định nhóm khách hàng tiềm năng
Một sản phẩm hay dịch vụ có thể có nhiều tệp khách hàng tiềm năng, phân loại khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xác định từng phân khúc khách hàng mục tiêu cụ thể. Thậm chí, doanh nghiệp có thể chọn tệp khách hàng mà đối thủ chưa nhắm tới để tạo lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực đang kinh doanh.
Hiểu được insight khách hàng
Phân loại khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn hành trình khách hàng đưa ra quyết định. Dựa trên chân dung khách hàng, doanh nghiệp phân tích nỗi đau và kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ, từ đó tối ưu hóa chiến lược tiếp thị trên các nền tảng kỹ thuật số.
Tiết kiệm thời gian, tài nguyên và nguồn lực
Phân loại khách hàng đúng cách giúp doanh nghiệp tập trung chiến lược tiếp thị vào phân khúc khách hàng tiềm năng nhất, nâng cao hiệu suất chăm sóc khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm ngân sách cho các hoạt động kinh doanh khác. Quản lý thông tin khách hàng hợp lý giúp nhân viên bán hàng tối ưu thời gian tìm kiếm hay dễ dàng dọn dẹp data không còn phù hợp giúp tiết kiệm tài nguyên của hệ thống.
Xem thêm: Mô hình Online to Offline (O2O) là gì? Các hoạt động phổ biến trong mô hình này là gì?
Các loại khách hàng mà doanh nghiệp thường gặp
Trước khi nắm rõ cách phân loại khách hàng dựa trên tiêu chí khác nhau, doanh nghiệp cần phân biệt 4 loại khách hàng phổ biến dưới đây.
Khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành là nhóm khách hàng mua hàng thường xuyên và có mức độ hài lòng tương đối cao với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Họ là nhóm khách hàng đem lại lợi nhuận và doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp.
Khách hàng vãng lai
Khách vãng lai, hay còn được gọi là “Walk-in Guest” trong tiếng Anh. Đây là thuật ngữ xuất phát từ những khách hàng đến lưu trú tại khách sạn mà không book phòng trước. Trong thương mại, khách vãng lai là nhóm mua hàng theo cảm tính, đặc biệt họ quan tâm tới giá cả và ưu đãi hơn là gắn bò lâu dài với thương hiệu.
Xem thêm: Customer Loyalty là gì? Làm sao để nâng cao tỷ lệ Customer Loyalty thành công?
Khách hàng tiêu cực
Khách hàng tiêu cực là nhóm đối tượng khách hàng sẵn sàng từ bỏ doanh nghiệp nếu họ có trải nghiệm mua sắm tệ hại hoặc không hài lòng về một vấn đề nào đó trong quá trình mua hàng hoặc sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng khác với khách hàng mục, họ là những cá nhân hoặc nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, đồng thời có khả năng chi trả cho chúng. Những khách hàng này thường đã có mong muốn mua sản phẩm, dịch vụ nhưng chưa quyết định mua ở thời điểm hiện tại.
5 cách phân loại khách hàng hiệu quả
Tiêu chí phân nhóm khách hàng tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp. Điểm danh 5 cách phân loại khách hàng tiềm năng phổ biến sau.
Cách phân loại khách hàng dựa trên nhân khẩu học
Phân loại theo nhân khẩu học là nhóm các đối tượng lại dựa vào các đặc điểm như: độ tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp và trạng thái hôn nhân. Phân loại theo nhân khẩu học là cách phân loại khách hàng dễ nhất khi xác định chân dung khách hàng mục tiêu. Các yếu tố về nhân khẩu học thường là thông tin cơ bản cố định. Khi bán hàng thông qua các nền tảng mạng xã hội, cần xác định 3 thông tin cơ bản để thuật toán nền tảng đưa chiến dịch của doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng mua hàng:
- Tuổi.
- Giới tính.
- Dân tộc/Tôn giáo/Quốc gia.
Từ đó, doanh nghiệp tối ưu các chiến dịch phù hợp với từng tệp khách hàng khác nhau giúp tăng tỷ lệ bán hàng trên mạng xã hội hiệu quả, như: bán hàng trên Zalo Oa, Facebook, Tiktok shop,…
Cách phân loại khách hàng dựa trên khả năng mua hàng
Khả năng mua hàng là sức mua của khách hàng đối sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Để phân loại khách hàng dựa trên sức mua, doanh nghiệp cần thu thập thông tin về thu nhập cá nhân. Dựa trên mức thu nhập, khách hàng được chia làm 3 nhóm:
- Tầng lớp hạ lưu.
- Tầng lớp trung lưu.
- Tầng lớp thượng lưu.
Tùy vào sự phát triển của kinh tế, chính phủ sẽ đưa ra khoảng mức thu nhập hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu. Doanh nghiệp cần phân loại khách hàng theo khả năng mua hàng khi giá bán sản phẩm quá cao so với thị trường, hoặc doanh nghiệp đưa ra chiến lược cạnh tranh về giá nếu đa phần khách hàng mục tiêu thuộc tầng lớp trung lưu.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng phần mềm quản trị bán hàng hoặc quản lý kho để hỗ trợ phân loại khách hàng nhanh chóng thông qua hóa đơn mua hàng hoặc mã QR.
Cách phân loại khách hàng dựa trên vị trí địa lý
Phân loại khách hàng theo vị trí trí địa lý phù hợp với doanh nghiệp offline hoặc local business, chẳng hạn như cửa hàng thời trang, nhà hàng, quán cà phê,… Doanh nghiệp cần xác định khu vực địa lý có nhiều khách hàng mục tiêu nhất, từ đó xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm thông qua kênh bán hàng trực tiếp.
Cách phân loại khách hàng dựa trên tâm lý mua hàng
Phân loại khách hàng theo tâm lý là quá trình nhóm các khách hàng dựa trên các yếu tố tâm lý, thái độ và cảm xúc khi họ tiếp cận với sản phẩm hoặc dịch vụ. Phân loại khách hàng theo tâm lý mua hàng là cách khó nhất khi thu thập thông tin người tiêu dùng. Theo bảng Value Proposition, tâm lý khách hàng đối với một sản phẩm nhất định được chia làm 2 hướng:
- Gains: Kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm.
- Pains: Nỗi lo âu của khách hàng về sản phẩm.
Doanh nghiệp cần phát triển sản phẩm đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và giảm nỗi lo âu của khách hàng khi mua.
Cách phân loại khách hàng theo hành vi mua hàng
Phân loại khách hàng theo hành vi là quá trình phân tích và nhóm các khách hàng dựa trên các hành vi mà họ thể hiện trong quá trình mua sắm, tương tác và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ. Phân loại hành vi mua hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hành trình đưa ra quyết định của người tiêu dùng. Cụ thể, doanh nghiệp phải xác định:
- Khách hàng sẽ mua hàng online hay offline.
- Khách hàng sẽ chờ ngày giảm giá hay đưa ra quyết định nhanh.
- Khách hàng sẽ mua hàng theo sở thích hay nhu cầu.
Khi sử dụng cách phân loại khách hàng theo hành vi mua hàng, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức chăm sóc khách hàng và xây dựng kênh phân phối sản phẩm phù hợp để tăng khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Ngoài 5 cách phân loại khách hàng trên, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm cách phân loại khách hàng theo nhu cầu cùng CNV nhé!
Phân loại khách hàng
Những câu hỏi liên quan
Ngoài những thông tin đã được chia sẻ trên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn thắc mắc về cách phân loại khách hàng. Hãy cùng xem qua câu trả lời ngắn gọn cho từng câu hỏi dưới đây.
Phân loại khách hàng theo tâm lý và hành vi có hiệu quả không?
Cách phân loại khách hàng dựa trên tâm lý và hành vi nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn. Tuy nhiên, dữ liệu về tâm lý và hành vi khách hàng thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi doanh nghiệp thường xuyên tiến hành khảo sát để thu thập và cập nhật thông tin mới.
Làm sao tối ưu chiến lược tiếp thị dựa trên phân loại khách hàng?
Để tiết kiệm và tối ưu ngân sách, doanh nghiệp cần sử dụng chiến lược tập trung cho hoạt động tiếp thị của mình. Chiến lược marketing tập trung đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng nhiều nguồn lực để chinh phục một phân khúc khách hàng mục tiêu duy nhất. Chiến lược này mang lại sự khác biệt hóa khi doanh nghiệp lựa chọn thị trường ngách.
Làm thế nào để bắt đầu quy trình phân loại khách hàng?
Bộ phận marketing và R&D phải xác định chân dung khách hàng mục tiêu doanh nghiệp hướng tới dựa trên nhân khẩu học, vị trí địa lý, thu nhập, sau đó tìm kiếm khách hàng mục tiêu để khảo sát hành vi và tâm lý mua hàng. Cuối cùng, doanh nghiệp tiến hành phân loại khách hàng.
Với những thông tin hữu ích được cung cấp trên, CNV Loyalty hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách phân loại khách hàng hiệu quả. Hãy theo dõi website của CNV Loyalty để cập nhật những kiến thức mới nhất về phương pháp quản lý dữ liệu khách hàng nhé.