Tracking là gì? Ứng dụng của tracking trong kinh doanh

Tracking đang dần trở thành công cụ không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh. Từ việc theo dõi hành vi người dùng trên website đến đo lường hiệu quả chiến dịch quảng cáo, tracking giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin quan trọng để tối ưu hóa chiến lược và gia tăng doanh thu. Vậy tracking là gì ? Hãy khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây của CNV.

1. Tracking là gì?

Số tracking là gì

Tracking có thể hiểu là một công cụ dùng để theo dõi đơn hàng của người mua thông qua việc cung cấp các dãy số nhất định, được các đơn vị vận chuyển gửi cho khách hàng khi xác nhận đơn hàng. Thường được in trên nhãn dán trên thùng hàng.

Có nhiều loại tracking khác nhau bao gồm:

  • Web Tracking: Theo dõi hành vi người dùng trên các trang web, ví dụ như trang nào được truy cập nhiều, thời gian ở lại trên trang, và các tương tác cụ thể (như click vào nút hoặc xem video).
  • Email Tracking: Theo dõi xem email có được mở, đọc, hoặc click vào các liên kết bên trong không.
  • App Tracking: Theo dõi cách người dùng tương tác với ứng dụng di động, bao gồm số lần mở app, các thao tác trong ứng dụng, và hành vi mua hàng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể theo dõi đơn hàng thông qua hệ thống quản lý bán hàng hiệu quả, nhằm tối ưu nhân lực, và tiết kiệm thời gian.

Xem thêm: Mobile commerce đang ngày càng trở nên phổ biến, mang lại cơ hội kinh doanh linh hoạt và tiện lợi cho cả người bán và người mua thông qua các thiết bị di động.

2. Các bước kiểm tra tracking number

Delivery tracking

Để kiểm tra tracking number, bạn chỉ cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Nhận mã tracking number

Trước tiên, xác định đơn vị vận chuyển ví dụ như DHL, FedEx, UPS, VNPost, Giao Hàng Nhanh, người bán hoặc website sẽ gửi cho người mua tracking number của đơn hàng thông qua email hoặc tin nhắn điện thoại.

Bước 2: Lấy số theo dõi

Số theo dõi thường là một dãy số hoặc chữ cái, được cung cấp cho khách hàng khi đơn hàng được vận chuyển. Người mua có thể tìm thấy số này trong email xác nhận vận chuyển, biên lai gửi hàng hoặc thông qua tài khoản mua hàng trên website.

Bước 3: Truy cập trang web của đơn vị vận chuyển

Truy cập vào website của đơn vị vận chuyển và hầu hết các đơn vị đều có mục tìm kiếm hoặc theo dõi gói hàng.

3. Vai trò của tracking trong kinh doanh

Tracking trong marketing là gì

Đối với người bán hàng

Tracking number cho phép người bán theo dõi và quản lý đơn hàng chính xác hơn. Có thể kiểm soát tình trạng hàng hóa trong quá trình vận chuyển, giúp giải đáp kịp thời các thắc mắc từ khách hàng. Khi gặp tình huống đơn hàng thất lạc, người bán sẽ nhanh chóng nắm bắt thông tin và tiết kiệm thời gian trong việc tìm kiếm.

Đối với người mua hàng

Sử dụng tracking number giúp khách hàng dễ dàng xác định vị trí hiện tại của hàng hóa và dự đoán thời gian nhận hàng chính xác hơn.

Xem thêm: Zalo CRM – giải pháp quản lý quan hệ khách hàng tiên tiến, tích hợp trực tiếp với nền tảng Zalo

Tracking mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả người bán, người mua cũng như các đơn vị vận chuyển khi gặp các vấn đề liên quan đến hàng hóa như: rủi ro, thời gian giao – nhận hàng hóa chậm, vị trí hàng hóa,…chỉ cần nhập số tracking lên trang web mua hàng sẽ nắm được thông tin. Theo dõi CNV Loyalty ngay để cập nhật thêm nhiều nội dung hữu ích khác.

banner giai phap mini app

btn hotline
Chia sẻ bài viết:

Bài viết liên quan

Tin tức

Cách xử lý từ chối của khách hàng giúp tăng tỷ lệ chốt Sale hiệu quả

Xử lý từ chối của khách hàng là kỹ năng quan trọng, bạn cần phải...

Tin tức

15 cách thuyết phục, tạo thiện cảm với khách hàng bằng nghệ thuật tâm lý

Trong lĩnh vực kinh doanh, nắm vững cách thuyết phục khách hàng đóng vai trò then chốt,...

Tin tức

Cách đặt tên cửa hàng, tên shop ấn tượng, ý nghĩa và thu hút khách hàng

Cách đặt tên cửa hàng ấn tượng, thu hút là chủ đề quan tâm của...

FacebookZaloHotline