Trung gian phân phối là gì? Cách phân loại DỄ HIỂU nhất 2024

Các kênh phân phối trung gian giúp nhà sản xuất đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng kịp thời và đơn giản hóa quy trình vận chuyển hàng hóa đến các địa điểm cần thiết. Vì vậy, hiểu được các loại trung gian phân phối khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất định hướng các quyết định kinh doanh hiệu quả hơn. Trong bài viết dưới đây, CNV Loyalty sẽ giải thích chi tiết về trung gian phân phối là gì, đồng thời phân loại các trung gian phân phối chính xác nhất. Đừng bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào dưới đây nhé!

Trung gian phân phối là gì?

Trung gian phân phối là gì?

Trung gian phân phối (Distribution Intermediaries) là các doanh nghiệp, nhóm và cá nhân bên ngoài gián tiếp giúp một công ty sản xuất hàng hóa phân phối, quảng bá và bán sản phẩm tới tay khách hàng. Vậy nên, trừ nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối, các bộ phận còn lại đều được gọi chung là trung gian phân phối.

Hiểu đơn giản, trung gian phân phối là cấu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối. Trung gian phân phối phổ biến với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa hơn là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Vì đặc trưng của dịch vụ là tương tác trực tiếp giữa công ty cung cấp dịch vụ và khách hàng cuối cùng.

Phân loại trung gian phân phối

Phân loại trung gian phân phối

Trung gian phân phối được phân loại thành nghiệp cấp bậc khác nhau, trong đó đại lý và cò mồi thường sẽ bắt gặp trong lĩnh vực bất động sản. Trong một hệ thống phân phối hàng hóa cơ bản, có 3 loại trung gian phân phối chính.

Nhà phân phối

Nhà phân phối là cầu nối của các hàng hóa từ nhà sản xuất tới các cửa hàng bán sỉ và cửa hàng bán lẻ. Bởi vì nhà phân phối thường mua số lượng lớn và bán các sản phẩm họ mua cho các nhà bán sỉ và nhà bán lẻ, nên họ có ít liên hệ trực tiếp với người mua cuối cùng.

Nhà phân phối độc quyền là đơn vị duy nhất có thể mua sản phẩm từ nhà sản xuất cũng như là nhà đơn vị phân phối duy nhất trong một khu vực địa lý cụ thể. Điều này đảm bảo duy trì khả năng cạnh tranh của nhà phân phối trong thị trường cạnh tranh bão hòa như hiện nay.

Nhà bán sỉ

Nhà bán sỉ (nhà bán buôn) là người trực tiếp thực hiện các hoạt động phân phối, bán lại hàng hóa cho nhà bán lẻ để sử dụng vào mục đích kinh doanh của họ. Người bán buôn mua sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất với số lượng lớn. Sau khi mua, người bán buôn bán chúng cho các nhà bán lẻ.

Bởi vì mua với số lượng lớn, nên nhà bán sỉ có thể kiếm lợi nhuận từ việc chênh lệch giá mua hàng hóa đã chiết khấu của nhà sản xuất và giá bán hàng hóa cho nhà bán lẻ. Bù lại, họ phải tìm kiếm những nhà bán lẻ tiềm năng để có thể thúc đẩy hàng hóa tốt hơn.

Nhà bán lẻ

Nhà bán lẻ là các đơn vị kinh doanh đóng vai trò trung gian phân phối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng hàng hóa. Người bán lẻ mua hàng hóa từ người bán buôn và bán cho khách hàng cuối cùng với giá đã định sẵn trên thị trường. Họ là trung gian giữa người tiêu dùng và người bán buôn.

Tùy thuộc vào quy mô của nhà bán lẻ, họ cũng có thể lấy sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất. Đặc biệt, các nhà bán lẻ có thương hiệu riêng và nhiều chuỗi cửa hàng trên các khu vực khác nhau thường sẽ lấy sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất để nhận được mức chiết khấu tương ứng.

Xem thêm: Các hình thức nhượng quyền thương hiệu trong kinh doanh hiện nay

Vai trò của các trung gian trong kênh phân phối

Vai trò của trung gian phân phối

Kênh phân phối trung gian đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là một vài chức năng của trung gian phân phối đối với nhà sản xuất.

Giảm chi phí cho nhà sản xuất

Tổ chức mạng lưới phân phối với các cấp bậc như trên thì rất khó và tốn kém chi phí. Khi doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa đến từng khu vực sẽ tốn nhiều chi phí hơn so với vận chuyển đến 3 nhà phân phối lớn tại Bắc – Trung – Nam. Các nhà phân phối sau đó sẽ vận chuyển đến các nhà bán sỉ, bán lẻ trong khu vực.

Vì vậy, ngay cả những tập đoàn có quy mô lớn như Coca Cola, Vinamilk, Unilever, P&G, … cũng cho đó là việc mạo hiểm để tiến hành. Ngược lại, nếu xây dựng mối quan hệ với các nhà phân phối lớn, doanh nghiệp có thể tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể để vận chuyển đến từng khu vực nhỏ lẻ.

Tái đầu tư dễ dàng

Khi mua đứt bán đoạn, doanh nghiệp sẽ không phải chịu mạo hiểm một mình, rủi ro sẽ được san sẻ cho các nhà bán sỉ/lẻ. Điều này thôi thúc họ phải quảng bá và bán được hàng nhiều hơn để tránh tồn kho quá nhiều. Doanh nghiệp sản xuất không phải lo lắng về đầu ra sản phẩm. Đồng thời, vẫn có vốn để xoay vòng sản xuất.

Thu thập thông tin thị trường

Các trung gian phân phối, đặc biệt là nhà bán lẻ luôn gần sát với thị trường tiêu dùng nhất, họ sẽ hiểu rõ hành vi khách hàng thông qua sinh hoạt của người địa phương xung quanh đây từ phong tục, tập quán đến văn hóa bản địa. Vậy nên, họ sẽ trở thành cái nôi thu thập dữ liệu thị trường tốt nhất cho doanh nghiệp để đánh giá thị trường tiềm năng trong tương lai.

Cầu nối giữa cung và cầu

Khi người mua hàng không biết nhà sản xuất ở đâu và nhà sản xuất thì lại có quá nhiều tệp khách hàng mục tiêu ở đa dạng thị trường, thì trung gian phân phối sẽ là “bà mối” giúp cung – cầu được kết nối. Trung gian phân phối chính là người bán hàng của nhà sản xuất, nhưng cũng chính là đại lý mua hàng của người tiêu dùng.

Chia sẻ rủi ro với nhà sản xuất

Trong quá trình bán sản phẩm ở khu vực đó, nếu không thuận lợi, doanh nghiệp chỉ cần thu hồi hàng hóa mà không cần phải giải quyết về đề về mặt bằng, nhân viên, cơ sở vật chất. Điều này giúp khả năng quản lý sales, cũng như mở rộng và thu hẹp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn.

Trung gian phân phối của Vinamilk

Trung gian phân phối của Vinamilk

Hiện nay các trung gian phân phối của Vinamilk là một case study cho các doanh nghiệp sản xuất khác học hỏi. Vinamilk sở hữu một hệ thống phân phối đa dạng với đa kênh khác nhau. Mặc dù là nhà sản xuất, nhưng Vinamilk vẫn tạo ra những kênh phân phối để tiến gần hơn tới khách hàng của họ. Vinamilk đã phân phối qua các trung gian như:

  • Hệ thống siêu thị và cửa hàng: từ tạp hóa địa phương đến các siêu thị, bách hóa xanh lớn, từ kênh GT đến kênh MT, Vinamilk đã đánh trên cả 2 kênh phân phối phổ biến.
  • Kênh Key Accounts: kênh này đa số là trường học, bệnh viện, nhà hàng, … những nơi họ cần nhập lượng sữa theo định kỳ.
  • Cửa hàng sữa của Vinamilk: cửa hàng sữa này là kênh do Vinamilk quản lý, đây là kênh được tạo ra để bán tất cả các sản phẩm của Vinamilk.
  • Bán hàng trực tuyến (e-commerce): bán hàng thông qua website giacmosuaviet.com từ năm 2016, hệ thống này đã áp dụng omni channel, tích hợp đa kênh hỗ trợ khách hàng mua hàng tiện lợi.

Trên đây là các kênh phân phối trung gian mà Vinamilk đã áp dụng để thúc đẩy sản phẩm của mình đến gần với người tiêu dùng hơn.

Câu hỏi thường gặp

Ngoài những thông tin được chia sẻ trên, các doanh nghiệp vẫn còn nhiều thắc mắc xung quanh câu hỏi trung gian phân phối là gì. Dưới đây là câu trả lời ngắn gọn cho một vài câu hỏi phổ biến.

Có thể lược bỏ trung gian phân phối không?

Về hình thức, nhiều cơ sở kinh doanh đã nhập số hàng hóa lượng lớn và phân phối đến các chi nhánh cửa hàng bán lẻ của mình mà không thông qua nhà bán sỉ nào. Thực tế, trong hệ thống phân phối đó, họ vừa đóng vai trò là nhà phân phối, nhưng cũng là nhà bỏ sỉ và nhà bán lẻ.

Vậy nên, trung gian phân phối là không thể lược bỏ, chỉ có thể rút ngắn. Trong quá trình rút ngắn, bạn sẽ vừa là nhà phân phối vừa là nhà bán lẻ.

Làm sao để lựa chọn trung gian phân phối phù hợp?

Trung gian phân phối có hai kênh phổ biến hiện nay, kênh GT và kênh MT. Lựa chọn phân phối qua kênh nào tùy thuộc vào chiến lược của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy hàng hóa và tiếp cận người tiêu dùng.

Cần lưu ý điều gì khi nhà phân phối nhập hàng hóa từ nhà sản xuất?

Mối quan hệ giữa nhà phân phối và nhà sản xuất là B2B, vì vậy cần phải có hợp đồng thương mại rõ ràng. Điều này đảm bảo cho nhà phân phối về chính sách đổi trả hàng hóa hợp lý.

Với những thông tin hữu ích được cung cấp trên, CNV Loyalty hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về trung gian phân phối là gì và các loại trung gian phân phối. Hãy theo dõi website của CNV Loyalty để cập nhật thêm những thông tin mới nhất về mô hình kinh doanh nhé!

banner giai phap mini app

btn hotline
Chia sẻ bài viết:

Bài viết liên quan

Tin tức

Cách đặt tên cửa hàng, tên shop ấn tượng, ý nghĩa và thu hút khách hàng

Cách đặt tên cửa hàng ấn tượng, thu hút là chủ đề quan tâm của...

Tin tức Zalo Marketing

Zalo Marketing là gì? Bí quyết tiếp thị hiệu quả và ít tốn phí cho doanh nghiệp

Zalo Marketing đang dần trở thành công cụ tiếp thị quan trọng, giúp các doanh...

Tin tức

Quản trị quan hệ khách hàng là gì? Cách xây dựng quy trình quản trị HIỆU QUẢ

Quản trị quan hệ khách hàng là một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp xây...

FacebookZaloHotline