Loyalty Marketing là gì? Lợi ích và chiến lược HIỆU QUẢ

Loyalty Marketing là chiến lược tiếp thị giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ khách hàng thân thiết, giảm chi phí và tăng doanh thu đáng kể. Trong bài viết dưới đây, CNV Loyalty sẽ giải thích và hướng dẫn cách triển khai chương trình tiếp thị trung thành hiệu quả nhất hiện nay. Đừng bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào dưới đây nhé!

Loyalty là gì?

Loyalty là gì?

Loyalty (lòng trung thành của khách hàng) mô tả mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp, thông qua qua sự tương tác, mức độ hài lòng và sẵn sàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp nhiều lần hơn so với đối thủ cạnh tranh. Loyalty chính là kết quả của sự hài lòng, phối hợp nhịp nhàng của toàn thể doanh nghiệp trong dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Loyalty Marketing là gì?

Loyalty marketing là gì?

Loyalty Marketing là tiếp thị lòng trung thành hay tiếp thị khách hàng thân thiết. Đây là chiến lược được xây dựng xung quanh việc phát triển và giữ chân khách hàng hiện tại thông qua các hoạt động ưu đãi như giảm giá, quà tặng miễn phí, sản phẩm phiên bản giới hạn,… Đây là cách giúp doanh nghiệp tri ân khách hàng vì đã gắn bó và trung thành với doanh nghiệp trong suốt một chặng đường dài, thông qua cung cấp những giá trị thực tế cho khách hàng.

Lợi ích của Loyalty Marketing đối với doanh nghiệp

Lợi ích của Loyalty Marketing đối với doanh nghiệp

Tận dụng chương trình loyalty marketing tốt đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như.

Tiết kiệm chi phí

Theo như Forrest Research, chi phí để có được một khách hàng mới cao gấp 5 lần so với việc giữ chân khách hàng cũ. Bởi vì khách hàng cũ họ đã biết về sản phẩm và dịch vụ mà thương hiệu bạn cung cấp, chi phí tiếp thị giảm đi đáng kể. Vì vậy, xây dựng chiến lược giữ chân khách hàng thân thiết sẽ tăng lượt chuyển đổi cao hơn so với hoạt động tiếp thị cho các khách hàng mới.

Cải thiện sự tương tác của khách hàng

Sự tương tác hai chiều giữa khách hàng và thương hiệu sẽ tạo ra mối quan hệ thân thiết, từ đó xây dựng sự gắn bó về lâu dài. Khi đó, khách hàng sẽ thoải mái và trở nên quan tâm hơn với những tin nhắn tiếp thị, quảng cáo đến từ thương hiệu.

Cải thiện trải nghiệm của khách hàng

Trải nghiệm của khách hàng ở đây quá trình bao gồm từ lúc khách hàng chưa mua hàng, đến khi mua hàng và chăm sóc khách hàng hậu mua hàng. Các doanh nghiệp thường bỏ qua giai đoạn chăm sóc khách hàng sau khi mua, điều này dễ dẫn đến đánh giá không tốt về dịch vụ của thương hiệu cung cấp.

Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng

Một trong những ưu điểm của loyalty marketing là đánh mạnh vào tỷ lệ giữ chân khách hàng. Những tệp khách hàng này sẽ mang lại doanh thu nhiều hơn, đồng thời họ cũng vô tình trở thành người ủng hộ và đại diện cho thương hiệu nếu họ giới thiệu thương hiệu đến bạn bè, mọi người xung quanh.

Tăng doanh số và doanh thu

Tỷ lệ giữ chân khách hàng thay đổi 5% sẽ tạo ra sự thay đổi đáng kể trong doanh thu và doanh số. Vì thế, duy trì và cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng chính là điểm mấu chốt của các chiến dịch loyalty marketing.

Thúc đẩy hoạt động kinh doanh mùa bán chậm

Tùy vào ngành và sản phẩm mà doanh nghiệp bán, sẽ có mùa cao điểm và mùa thấp điểm khác nhau. Nhưng doanh số vẫn có thể được kiểm soát vào những mùa thấp điểm bằng chương trình khách hàng thân thiết với khả năng quản lý sale hiệu quả.

Ngành nào nên triển khai Loyalty Marketing?

Theo thống kê, khách hàng cũ trong mảng B2C sẽ chi tiêu nhiều hơn 67% so với khách hàng mới. Vậy nên, chiến dịch Loyalty Marketing sẽ tạo ra thay đổi đáng kể nếu doanh nghiệp bạn đang kinh doanh trong mảng B2C. Một vài ví dụ điển hình là các ngành: bán lẻ, F&B, spa, thời trang, giáo dục, gym, dược phẩm, công nghệ …

Những thành phần trong một chiến dịch Loyalty Marketing

Có 5 thành phần để tạo nên một chiến dịch Loyalty Marketing trọn vẹn và thành công. Tuy nhiên, để quản lý tốt các dữu liệu trong một chiến dịch loyalty, doanh nghiệp nên sở hữu một hệ thống quản lý sales chất lượng, nhằm tối ưu nhân lực và tiết kiệm thời gian.

Loyalty Program

Loyalty program

Chương trình khách hàng trung thành (loyalty program) được thiết kế để doanh nghiệp khuyến khích và tri ân khách hàng đã mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của họ trong khoảng thời gian dài. Chương trình khách hàng thân thiết bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như Loyalty ID (tích điểm), phân hạng khách hàng, ưu đãi theo cấp bậc của khách hàng,…

Loyalty ID

Loyalty ID là một dãy số giúp định danh khách hàng trong hệ thống lưu trữ thông tin khách hàng của doanh nghiệp. Các thông tin đó được cung cấp khi khách hàng đồng ý tham gia vào chương trình khách hàng thân thiết. Loyalty ID ngày này có thể tích hợp với Loyalty card online hay thẻ cứng có chứa mã số định danh. Loyalty ID giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình tìm kiếm thông tin khách hànglưu trữ data khách hàng.

Loyalty Card

Loyalty card

Loyalty Card là thẻ tích điểm của doanh nghiệp, thường chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, với những thông tin ưu đãi hoặc thể lệ, chính sách giảm giá được in rõ trên thẻ. Khi xây dựng chương trình tích điểm này, doanh nghiệp cần lưu ý về thời gian, sản phẩm phù hợp, chính sách minh bạch, kích thước thẻ tích điểm tiện lợi.

Loyalty Customer

Khách hàng trung thành (customer loyalty) là những người tiêu dùng có niềm tin và gắn bó lâu dài với một sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu cụ thể. Họ mua sắm, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp từ 2 lần trở lên, hoặc sẵn sàng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó cho người khác.

Loyalty App

Loyalty App chính là một mobile app được doanh nghiệp sử dụng với mục tiêu tăng lòng trung thành của khách hàng. Thông qua nhiều tính năng hữu ích của Loyalty App như tích điểm, ưu đãi, đặt bàn trước… Loyalty App là ứng dụng chăm sóc khách hàng trên điện thoại thông minh, giúp doanh nghiệp phân loại được khách hàng theo tần suất tiêu dùng, mua sắm tại cửa hàng.

Các chiến lược Loyalty Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

Lựa chọn chiến lược Loyalty Marketing chính xác giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và gia tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng thân thiết. Tham khảo những chiến lược tiếp thị trung thành dưới đây.

Tiếp thị qua mạng xã hội

Sử dụng đa kênh mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram giúp doanh nghiệp có thể truyền thông chiến dịch tiếp thị trung thành của mình hiệu quả. Doanh nghiệp cần tạo ra chiến dịch với chính sách ưu đãi hợp lý, thu hút và tập trung vào quyền lợi của khách hàng, thay vì là quyền lợi của thương hiệu.

Quảng cáo PPC (Pay Per Click)

Quảng cáo PPC là quảng cáo phổ biến hiện nay, các doanh nghiệp sẽ phải trả tiền cho nền tảng khi bài quảng cáo có lượt nhấp chuột, giá của mỗi lượt nhấp chuột là cụ thể. Tỷ lệ chuyển đổi của mỗi lượt nhấp lên tới 50%, cao hơn đáng kể so với lượt tìm kiếm tự nhiên.

Email Marketing

Email marketing sẽ phù hợp với các công ty bán lẻ hoặc thương mại điện tử, sử dụng email để gợi nhắc cho khách hàng trung thành về những ưu đãi, khuyến mãi sắp diễn ra, giúp tăng lượt chuyển đổi tốt hơn.

Đưa ra nhiều thứ hạng VIP

Kích thích khả năng tiêu dùng của khách hàng bằng cách đề xuất nhiều cấp độ VIP như, bạc – vàng – kim cương, việc phân cấp khách hàng này cũng làm doanh nghiệp “cá nhân hóa” các chương trình tiếp thị tốt hơn.

Các cấp bậc của Brand Loyalty

Sự trung thành thương hiệu được thể hiện qua 5 mức độ từ cao đến thấp, phụ thuộc nhiều vào khách hàng. Khái niệm này củng cố cho câu hỏi Loyalty Marketing là gì.

  • Cấp độ 1 (Thấp nhất): Khách hàng sẽ thay đổi thương hiệu mà không cần lí do.
  • Cấp độ 2: Khách hàng hài lòng, không có lý do để thay đổi thương hiệu.
  • Cấp độ 3: Khách tiếp tục thỏa mãn và sẽ sợ phải chịu chi phí phát sinh khi đổi thương hiệu.
  • Cấp độ 4: Người tiêu dùng xem sản phẩm của thương hiệu như một người bạn.
  • Cấp độ 5 (cao nhất): Trở thành khách hàng trung thành với thương hiệu của bạn.

7 bước xây dựng lòng trung thành thương hiệu

Xây dựng lòng trung thành thương hiệu

Để xây dựng lòng trung thành thương hiệu, cần một chiến lược cụ thể và chuyên nghiệp. Một loyalty marketing strategy gồm 7 bước cơ bản dưới đây:

  • Bước 1: Lên kế hoạch xây dựng thương hiệu.
  • Bước 2: Định vị thương hiệu trên bản đồ thị trường.
  • Bước 3: Định hình tính cách của thương hiệu.
  • Bước 4: Sáng tạo Brand Story – truyền tải câu chuyện thương hiệu.
  • Bước 5: Đặt tên thương hiệu phù hợp.
  • Bước 6: Lên chiến lược duy trì khách hàng thân thiết.
  • Bước 7: Xây dựng kiến trúc thương hiệu.

Ví dụ về cơ chế Loyalty của các thương hiệu nổi tiếng

Dưới đây là 2 ví dụ nổi tiếng của thương hiệu thế giới về xây dựng chiến lược Loyalty Marketing.

Chương trình Loyalty Marketing của Adidas

Chương trình loyalty adiClub của Adidas ra mắt vào năm 2017. Chương trình này đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ của người tiêu dùng. Khách hàng có thể gia nhập miễn phí và tích điểm qua các hoạt động như mua sắm, đánh giá, hoặc tham gia buổi tập trên ứng dụng Adidas.

Chương trình chia thành bốn cấp độ, mỗi cấp độ mang lại ưu đãi khác nhau, từ giao hàng miễn phí và quyền truy cập sớm vào sản phẩm mới, đến quà sinh nhật và vé tham dự sự kiện độc quyền cho thành viên VIP.

Chương trình adiClub không chỉ thưởng dựa trên chi tiêu mà còn khuyến khích rèn luyện thể chất, tạo ra một cộng đồng gắn bó và giúp Adidas giữ được sự hiện diện trong tâm trí khách hàng.

Chương trình Loyalty Marketing của Westing

Chương trình Loyalty Marketing của Westwing hoạt động từ năm 2011 và hiện có mặt ở 11 quốc gia châu Âu. Chương trình này cung cấp ưu đãi giảm giá đến 70% cho các sản phẩm nội thất hàng ngày.

Chương trình khuyến khích khách hàng ghé thăm thường xuyên để không bỏ lỡ các ưu đãi mới cập nhật mỗi ngày lúc 8 giờ sáng. Hệ thống giới thiệu khách hàng mới giúp tăng cường độ nhận biết thương hiệu và thưởng cho khách hàng trung thành bằng phiếu giảm giá. Tỷ lệ đơn hàng lặp lại đạt 80%, giúp tăng biên lợi nhuận lên 10%.

CNV Loyalty App – Giải pháp Loyalty Marketing dành riêng cho doanh nghiệp

Giải pháp Loyalty marketing

CNV Loyalty Platform giúp doanh nghiệp triển khai Loyalty Marketing qua nền tảng xây dựng ứng dụng di động tùy chỉnh. Nền tảng này giải quyết vấn đề về nhân lực, chi phí, thời gian và công nghệ, cho phép bạn tự thiết kế ứng dụng phù hợp với doanh nghiệp thay vì sử dụng mẫu có sẵn.

Xem ngay: Chính sách khách hàng thân thiết hiệu quả cho doanh nghiệp

Với kinh nghiệm triển khai cho nhiều doanh nghiệp khác, CNV Loyalty cam kết mang lại giải pháp hiệu quả. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và triển khai ứng dụng Loyalty App cho doanh nghiệp của bạn.

Với những thông tin hữu ích trên, CNV Loyalty hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về Loyalty Marketing, lợi ích và cách triển khai hiệu quả. Hãy theo dõi website của CNV Loyalty để cập nhật thêm những thông tin mới nhất về marketing nhé!

Chia sẻ bài viết:

Bài viết liên quan

Tin tức

3+ cách tính hoa hồng cho cộng tác viên CHI TIẾT & HIỆU QUẢ

Tiền hoa hồng là khoản thu nhập phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh bán...

Tin tức

Zalo ZNS là gì? Giải pháp chăm sóc khách hàng tự động cho doanh nghiệp

Giữa vô số công cụ truyền thông đa dạng, Zalo ZNS nổi lên như một...

Tin tức

Cách tuyển CTV bán hàng CHẤT LƯỢNG chỉ với 5 bước ĐƠN GIẢN

Sở hữu chiến lược tuyển dụng chặt chẽ giúp doanh nghiệp xác định cộng tác...