Mẫu kịch bản bán hàng qua điện thoại là công cụ không thể thiếu với bất kỳ đội ngũ kinh doanh nào đang vận hành chiến lược tiếp cận khách hàng từ xa. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ cách xây dựng kịch bản, khám phá những mẫu hiệu quả nhất và đặc biệt là tối ưu theo hành vi người dùng hiện đại. Đồng thời, đừng bỏ lỡ những mẫu mà CNV CDP chia sẻ, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi ngay trong lần gọi đầu tiên.

1. Lợi ích sử dụng mẫu kịch bản bán hàng qua điện thoại

Sở hữu một mẫu kịch bản bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp nâng tầm hiệu suất bán hàng và chăm sóc khách hàng một cách rõ rệt. Dưới đây là những lợi ích nổi bật khi đầu tư vào nội dung kịch bản bán hàng qua điện thoại:
- Tăng sự tự tin và nhất quán cho đội ngũ telesale trong mọi cuộc gọi, giúp truyền tải thông điệp rõ ràng và chuyên nghiệp.
- Rút ngắn thời gian đào tạo nhân sự mới nhờ có sẵn quy trình và lời thoại chuẩn, dễ dàng áp dụng ngay.
- Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi, đặc biệt khi kịch bản được tối ưu theo hành vi và nhu cầu thực tế của khách hàng.
- Kiểm soát chất lượng cuộc gọi dễ dàng hơn, giúp quản lý đánh giá hiệu quả công việc một cách minh bạch.
- Xử lý tình huống chăm sóc khách hàng linh hoạt nhờ phần kịch bản dự phòng các phản hồi, từ chối hay thắc mắc thường gặp.
- Một mẫu nội dung kịch bản bán hàng online tốt còn giúp nhân viên ứng biến nhanh chóng với khách hàng trên nhiều nền tảng, không chỉ qua điện thoại.
Xem thêm: Các thủ thuật bán hàng hiệu quả giúp TĂNG DOANH SỐ nhanh chóng
2. Xây dựng nội dung kịch bản bán hàng qua điện thoại ấn tượng

Để nâng cao hiệu quả trong từng cuộc gọi, xây dựng nội dung kịch bản bán hàng qua điện thoại ấn tượng là yếu tố then chốt giúp telesale tạo thiện cảm ngay từ giây đầu tiên. Đồng thời, giữ mạch trò chuyện tự nhiên và tăng tỷ lệ chốt đơn. Dưới đây là các bước quan trọng để bạn thiết kế một Mẫu kịch bản bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp, thu hút và hiệu quả.
2.1. Bước 1: Lời chào mở đầu thân thiện
Ấn tượng ban đầu quyết định 70% thành công của cuộc gọi. Một lời chào ngắn gọn, thân thiện, đúng tông giọng với thương hiệu giúp khách hàng cảm thấy dễ chịu và sẵn sàng lắng nghe.
Ví dụ: “Em chào anh/chị [Tên khách]! Em là [Tên nhân viên] gọi từ [Tên công ty], em xin phép được trao đổi với mình 2 phút về một giải pháp giúp [lợi ích nổi bật] – mình có đang tiện không ạ?”
2.2. Bước 2: Tạo nội dung cuộc gọi ấn tượng và tương tác với khách hàng

Đừng đọc kịch bản một cách cứng nhắc, mà nên hãy kể câu chuyện, đặt câu hỏi mở để khách hàng cảm thấy đang được trò chuyện, chứ không bị thuyết phục một chiều. Đây là lúc cần áp dụng hiểu biết về tâm lý khách hàng khi mua hàng.
2.3. Bước 3: Dẫn dắt logic và đúng trọng tâm vấn đề
Khi khách hàng đã quan tâm, hãy trình bày giá trị sản phẩm/dịch vụ một cách logic, ngắn gọn và đúng vào mối quan tâm của họ. Tránh lan man, vòng vo. Kết nối các tính năng với lợi ích thực tế giúp tăng tính thuyết phục.
Một nội dung trong mẫu kịch bản bán hàng qua điện thoại cũng có thể được chuyển thể linh hoạt để ứng dụng qua điện thoại, miễn là bạn giữ được nhịp điệu và trọng tâm rõ ràng.
2.4. Bước 4: Chốt đơn sản phẩm/dịch vụ

Khi khách hàng đã quan tâm và đặt câu hỏi thường gặp khi bán hàng với người bán, đây là lúc cần chốt sales một cách rõ ràng nhưng không tạo áp lực. Mẫu kịch bản bán hàng qua điện thoại là gợi ý các combo khuyến mãi, số lượng giới hạn hay ưu đãi đặc biệt giúp tạo FOMO – nỗi sợ bỏ lỡ.
2.5. Bước 5: Kết thúc tư vấn và chương trình hậu mãi
Đừng quên cảm ơn khách hàng và xác nhận lại các thông tin cần thiết. Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp bằng cách giới thiệu thêm về các chương trình hậu mãi – bước quan trọng để xây dựng lòng trung thành của khách hàng trong dài hạn.
Xem thêm: Phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh TĂNG trải nghiệm người dùng
3. 5+ Mẫu kịch bản bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp và hay

Dưới đây là 5 mẫu kịch bản bán hàng qua điện thoại giúp telesale dễ dàng tiếp cận và thuyết phục khách hàng hiệu quả trong nhiều tình huống khác nhau.
3.1. Mẫu kịch bản 1: Lên lịch gặp trực tiếp
Kịch bản chăm sóc khách hàng này phù hợp với sản phẩm/dịch vụ cần tư vấn kỹ càng, có giá trị cao như BĐS, bảo hiểm, giáo dục…
Ví dụ về tình huống giao tiếp qua điện thoại: “Anh/chị đang quan tâm đến gói giải pháp [Tên sản phẩm], vậy em xin phép mời anh/chị một buổi gặp trực tiếp tại văn phòng/qua Zoom để trình bày chi tiết hơn. Mình có thời gian vào sáng thứ 3 hay chiều thứ 5 tuần này không ạ?”
3.2. Mẫu kịch bản 2: Hẹn thời gian gọi lại sau

Thường dùng khi khách hàng đang bận, chưa tiện trao đổi. Cần đảm bảo lịch gọi lại rõ ràng và ghi chú kỹ. Mẫu này thường có mặt trong mẫu kịch bản bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp nhằm tối ưu từng lần tương tác. Sâu đây là một ví dụ điển hình trong mẫu gọi điện thoại cho khách hàng cần xử lý từ chối mềm mà vẫn giữ được hứng thú mua hàng sau đó.
Ví dụ: Doanh nghiệp bán hàng lĩnh vực thời trang online – khách hàng đang bận không thể nghe máy lâu.
- Telesale: “Em chào chị Mai, em là Lan gọi từ [Tên shop], em xin phép làm phiền mình một chút ạ.” → (Tạo kết nối ban đầu)
- Khách hàng: “Chị đang bận họp, không tiện nói chuyện lúc này.”
- Telesale: “Dạ, em hiểu rồi ạ. Không biết em có thể gọi lại chị vào lúc nào thì tiện hơn cho mình ạ? Có thể là sau 5 giờ chiều hay sáng mai ạ?” → (Chủ động đề xuất thời gian cụ thể)
- Khách hàng: “Chiều mai gọi lại giúp chị nhé.”
- Telesale: “Dạ, em đã ghi chú lại rồi ạ. Em sẽ gọi lại chị vào chiều mai, trước 4h để giới thiệu mẫu đầm mới đang được giảm 25%. Em cảm ơn chị Mai, chúc chị họp hiệu quả ạ!” → (Giữ thiện cảm và gợi nhẹ lợi ích)
Xem thêm: Cách chăm sóc khách hàng sau bán hàng giúp duy trì mối quan hệ bền vững
3.3. Mẫu kịch bản 3: Giải quyết khiếu nại, complain của khách hàng
Dành cho đội CSKH khi khách có phản hồi tiêu cực, kịch bản cần thể hiện thái độ cầu thị, trách nhiệm và đưa giải pháp cụ thể. Đây là một dạng kịch bản chăm sóc khách hàng mà mọi doanh nghiệp nên chuẩn hóa, giúp bảo vệ hình ảnh thương hiệu hiệu quả.
Ngữ cảnh: Khách hàng phản ánh sản phẩm thực phẩm chức năng giao thiếu hàng hoặc bao bì bị rách.
- Telesale: “Em chào anh Quân, em là Minh từ bộ phận chăm sóc khách hàng thân thiết của [Tên công ty]. Em gọi để xác minh phản ánh của mình về đơn hàng mã [ABC123] ạ.” → (Tỏ rõ lý do và sự chủ động)
- Khách hàng: “Đơn đó giao không đúng, còn rách cả hộp. Tôi thấy rất khó chịu.”
- Telesale: “Dạ, em rất xin lỗi anh vì sự bất tiện này. Em đã kiểm tra đơn hàng và hiện đã chuyển thông tin cho kho để xác minh tình trạng giao hàng. Trong hôm nay, bên em sẽ xử lý gửi lại sản phẩm mới hoặc hoàn tiền theo yêu cầu của anh.” → (Nhận lỗi – Đưa phương án cụ thể)
- Khách hàng: “Vậy mai có hàng lại không?”
- Telesale: “Dạ, hàng thay thế sẽ được giao lại chậm nhất vào sáng mai. Ngoài ra, bên em xin gửi anh một voucher giảm 10% cho lần mua tiếp theo như một lời xin lỗi. Rất mong anh thông cảm và tiếp tục ủng hộ bên em.” → (Giải quyết nhanh – Kèm ưu đãi)
Đây là tình huống tiêu biểu trong kịch bản chăm sóc khách hàng, giúp khôi phục niềm tin, cải thiện trải nghiệm và xây dựng lòng trung thành của khách hàng sau sự cố.
Xem thêm: Mẫu báo cáo chăm sóc khách hàng CHUYÊN NGHIỆP và chi tiết
3.4. Mẫu kịch bản 4: Tri ân khách hàng cũ và chốt đơn mới

Mẫu kịch bản bán hàng qua điện thoại này giúp khai thác lại tập khách hàng cũ, tặng ưu đãi và thúc đẩy mua lại. Đặc biệt phù hợp khi ra mắt chương trình khuyến mãi. Áp dụng tốt kỹ năng chăm sóc khách hàng trong kịch bản này sẽ giúp tăng tỷ lệ quay lại và gia tăng giá trị đơn hàng trung bình.
Ví dụ doanh nghiệp gọi cho khách hàng từng mua son môi 6 tháng trước, nhân dịp sinh nhật thương hiệu đang có ưu đãi.
- Nhân viên: “Em chào chị Hằng ạ! Em là Mai, gọi từ cửa hàng mỹ phẩm LUNA – chị có nhớ lần trước mình đặt đơn son dưỡng vào tháng 11 không ạ?”
- Khách hàng: “À, nhớ em nè. Có gì không em?”
- Nhân viên: “Dạ, hôm nay bên em đang có chương trình tri ân khách hàng cũ, tặng riêng cho chị mã giảm 30% toàn bộ sản phẩm mới ra mắt. Em thấy chị từng thích tone màu nude, nay có mẫu son mới rất hợp xu hướng – chị muốn em gửi hình ảnh qua Zalo không ạ?”
- Khách hàng: “Gửi cho chị xem thử nhé.”
- Nhân viên: “Dạ, nếu chị chốt trong hôm nay thì em sẽ ưu tiên giữ hàng và miễn phí ship. Chị đặt 1 thỏi trước để dùng thử chứ ạ?”
Xem thêm: Mẫu tin nhắn tri ân khách hàng tạo dấu ấn tốt trong lòng khách hàng
3.5. Mẫu kịch bản 5: Giới thiệu sản phẩm mới tới khách hàng
Một kịch bản phổ biến, đặc biệt trong mùa ra mắt sản phẩm mới. Phải ngắn gọn, tập trung vào lợi ích nổi bật và CTA rõ ràng. Đây cũng là kịch bản telesale giới thiệu sản phẩm hiệu quả giúp khai thác dữ liệu khách hàng cũ mà không cần chi phí marketing lớn.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế, mỹ phẩm, sức khỏe, … Bộ phận bán hàng qua telesale của doanh nghiệp chuẩn bị một kịch bản telesale thực phẩm chức năng phải đảm bảo tuân thủ các quy định YMYL, không đưa thông tin phóng đại, cam kết sai sự thật, tránh rủi ro pháp lý.
Sở hữu những mẫu kịch bản bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp giúp đội ngũ telesale bán hàng hiệu quả và khiến khách hàng có trải nghiệm hài lòng. Xem ngay các mẫu trên và áp dụng tùy theo lĩnh vực để tăng doanh thu ngay từ tuần đầu triển khai ở CNV – Nền tảng tăng trưởng bền vững và khai thác toàn diện sức mạnh dữ liệu qua số 1900 636 400 để được tư vấn miễn phí.
————————————-
Để biết thêm thông tin về dịch vụ, liên hệ ngay với chúng tôi:
CNV CDP – Nền tảng tăng trưởng bền vững và khai thác toàn diện sức mạnh dữ liệu
🌎 Facebook: https://www.facebook.com/cnvcdp
📌 Trụ sở: Tầng 3 – 42/2 Nguyễn Văn Trỗi, phường 15, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
📌 Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà Gem, Số 48 Nguyễn Chánh, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
☎️ Hotline: 0856.999.959/ 0911.116.587/ 1900.636.400