Quy trình sản xuất khép kín là gì? Lợi ích và ví dụ

Quy trình sản xuất khép kín giúp doanh nghiệp theo đuổi phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường và cộng đồng người tiêu dùng. Trong bài viết dưới đây, CNV Loyalty sẽ giải thích cho bạn quy trình sản xuất khép kín là gì và ví dụ thực tế về hệ thống khép kín trong sản xuất. Đừng bỏ qua thông tin thú vị nào dưới đây nhé!

Quy trình sản xuất khép kín là gì?

Quy trình sản xuất khép kín là gì

Quy trình sản xuất khép kín mô tả dòng chảy của nguyên vật liệu và sản phẩm được vận hành trong một hệ thống khép kín. Nghĩa là quy trình sản xuất đó ít hoặc không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài nhằm ngăn chặn tác nhân ô nhiễm từ môi trường và đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

Lợi ích của quy trình sản xuất khép kín đối với doanh nghiệp

Lợi ích của quy trình sản xuất khép kín

Hệ thống khép kín là một hệ thống vật lý tự nhiên không cho phép truyền vật chất vào hoặc ra khỏi hệ thống. Tương tự ở quy trình sản xuất khép kín, sản phẩm được tạo ra sau khi sử dụng có thể tái chế làm nguyên liệu đầu vào để lặp lại từ đầu quy trình sản xuất. Điều này tạo ra tác động tích cực đến môi trường, đặc biệt là thời đại mọi doanh nghiệp và chính phủ đang ưu tiên cho phát triển bền vững. Dưới đây là những lợi ích của một quy trình sản xuất khép kín.

Đảm bảo chất lượng của sản phẩm

Quy trình khép kín thường được tự động hóa với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, ít có sự can thiệp của con người. Vì thế, sản phẩm được sản xuất trong môi trường khép kín sẽ ít chịu tác động của các yếu tố bên ngoài, từ đó có thể ngăn chặn các tạp chất chứa tác nhân gây ô nhiễm sản phẩm. Vậy nên doanh nghiệp có thể kiểm soát được chất lượng của sản phẩm có tính đồng nhất.

Hướng tới phát triển bền vững

Vì đây là một quy trình khép kín, nên doanh nghiệp sẽ giảm tối thiểu những tác động từ vòng tròn sản xuất đó đến môi trường bên ngoài, bao gồm luôn cả xử lý chất thải an toàn. Nguyên nhân môi trường đang bị tàn phá là do phần lớn chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất. Vậy nên các doanh nghiệp có quy trình sản xuất khép kín sẽ giúp các vấn đề về môi trường được cải thiện hơn, hướng tới sự phát triển bền vững.

Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường

Ngày nay, các chính sách của nhà nước đang ưu ái cho các doanh nghiệp phát triển bền vững, hướng tới bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất. Đồng thời, hành vi người tiêu dùng, đặc biệt gen Z, cũng nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề về môi trường, nên họ sẽ ưu tiên cho các sản phẩm mà ít ảnh hưởng tới môi trường, có thể tái chế hoặc phân hủy nhanh chóng. Vì vậy, sử dụng quy trình sản xuất khép kín cũng là cách để thu hút khách hàng tiềm năng đến doanh nghiệp.

Ứng dụng quy trình sản xuất khép kín nhà máy sữa Vinamilk

Ứng dụng quy trình sản xuất khép kín

Vinamilk đã ứng dụng quy trình sản xuất khép vào nhà máy sữa như thế nào để trở thành một trong thương hiệu sữa số 1 ở Việt Nam.

  • Nguyên liệu tươi sạch: Vinamilk tạo ra một trang trại để nuôi bò, với những người chăn nuôi được đào tạo để chăm sóc đàn bò khỏe mạnh. Vậy nguyên liệu chính của quy trình sản xuất cũng dưới sự kiểm soát của Vinamilk, không có sự phụ thuộc vào yếu tố môi trường bên ngoài.
  • Nhà máy áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến: Quy trình sản xuất được tự động hóa hoàn toàn nhờ ứng dụng công nghệ tích hợp: Tetra Plan Master, giúp Vinamilk có thể dễ dàng theo dõi, điều khiển và dễ dàng kiểm soát liên tục quá trình sản xuất chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, tại nhà máy có các con robot LGV vận hành tự động sẽ chuyển thành phẩm đến kho. Quy trình hạn chế sự can thiệp của con người để tránh các tác nhân bên ngoài.
  • Hướng tới sự phát triển bền vững: Vinamilk hướng tới sự phát triển bền vững với 5 cam kết về môi trường và năng lượng, trách nhiệm với sản phẩm, trách nhiệm với người lao động, phát triển kinh tế địa phương, hỗ trợ phát triển cộng đồng.

Với những thông tin được cung cấp trên, CNV Loyalty hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về quy trình sản xuất khép kín là gì và ứng dụng vào sản xuất thực tế. Hãy theo dõi website của CNV Loyalty để cập nhật thêm những thông tin mới về kinh tế nhé!

Chia sẻ bài viết:

Bài viết liên quan

Tin tức

3+ cách tính hoa hồng cho cộng tác viên CHI TIẾT & HIỆU QUẢ

Tiền hoa hồng là khoản thu nhập phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh bán...

Tin tức

Zalo ZNS là gì? Giải pháp chăm sóc khách hàng tự động cho doanh nghiệp

Giữa vô số công cụ truyền thông đa dạng, Zalo ZNS nổi lên như một...

Tin tức

Cách tuyển CTV bán hàng CHẤT LƯỢNG chỉ với 5 bước ĐƠN GIẢN

Sở hữu chiến lược tuyển dụng chặt chẽ giúp doanh nghiệp xác định cộng tác...