Trong thời đại công nghệ 4.0, kinh doanh thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Vậy kinh doanh thương mại điện tử là gì và tại sao nó lại thu hút nhiều doanh nghiệp đến vậy? Hãy cùng CNV Loyalty tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Kinh doanh thương mại điện tử là gì?
Kinh doanh thương mại điện tử (E-commerce) là việc mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ thông qua các kênh trực tuyến như website, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội,… Thay vì phải đến trực tiếp cửa hàng, khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn và đặt mua sản phẩm/dịch vụ mọi lúc, mọi nơi chỉ với một thiết bị kết nối Internet.
Không giao dịch trực tiếp, không giới hạn về địa lý và có ít nhất 3 bên tham gia vào hoạt động thương mại điện tử là bên mua, bên bán và bên thứ 3 như đơn vị vận chuyển là những điểm đặc trưng của thương mại điện tử.
Xem thêm: Sự khác nhau giữa M-Commerce và E-Commerce
Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử
Dưới đây là một số mô hình kinh doanh phổ biến trong kinh doanh thương mại điện tử:
- Mô hình B2C: Doanh nghiệp bán cho người tiêu dùng cá nhân ( người dùng cuối cùng).
- Mô hình B2B: Doanh nghiệp bán cho doanh nghiệp khác, thường bên mua sẽ bán lại sản phẩm cho người tiêu dùng.
- Mô hình C2B: Người tiêu dùng tạo ra giá trị và bán cho doanh nghiệp. Mô hình này cho phép khách hàng bán lại cho các công ty khác.
- Mô hình C2C: Người tiêu dùng bán cho người tiêu dùng khác. Mô hình này tạo ra thị trường trực tuyến kết nối người tiêu dùng với nhau.
- Mô hình B2G: Doanh nghiệp bán cho chính phủ hoặc cơ quan chính phủ.
- Mô hình C2G: Người tiêu dùng bán cho chính phủ hoặc cơ quan chính phủ.
- Mô hình G2B: Chính phủ hoặc cơ quan chính phủ bán cho doanh nghiệp.
- Mô hình G2C: Chính phủ hoặc cơ quan chính phủ bán cho người tiêu dùng.
Ngoài ra. có nhiều hình thức E-commerce hiện đại cũng đồng thời phát triển song song của công nghệ có thể kể đến:
- T-Commerce: Thương mại truyền hình
- M-Commerce: Thương mại di động
Lợi ích khi kinh doanh thương mại điện tử
Đối với người mua
Thương mại điện tử mang đến cho người mua những lợi ích như:
- Người mua có thể mua sắm bất cứ lúc nào và từ bất kỳ đâu chỉ cần có thiết bị kết nối Internet.
- Cho phép người mua so sánh giá, chất lượng sản phẩm từ nhiều thương hiệu trong và ngoài nước, bao gồm các sản phẩm mà không dễ tìm thấy tại cửa hàng truyền thống.
- Nhiều ưu đãi, khuyến mãi hoặc ưu đãi độc quyền chỉ dành cho người mua trực tuyến.
- Phương thức thanh toán linh hoạt như qua thẻ tín dụng, ví điện tử, COD (thanh toán khi nhận hàng).
- Có chính sách đổi trả và bảo hành rõ ràng, giúp người mua yên tâm hơn khi mua sắm.
Đối với người bán
Những lợi ích mà người bán có thể nhận được có thể kể đến như:
- Cho phép người bán tiếp cận khách hàng trên phạm vi toàn quốc và quốc tế, mở rộng đáng kể tệp khách hàng tiềm năng so với kinh doanh trên kênh trung gian phân phối truyền thống.
- Tiết kiệm chi phí hoạt động như: giảm chi phí thuê mặt bằng, nhân viên, và quản lý kho hàng.
- Tăng cường khả năng tiếp thị thông qua các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội, SEO, Google Ads và email marketing, người bán có thể dễ dàng tiếp cận với khách hàng tiềm năng.
- Người bán có thể nhận được phản hồi trực tiếp từ khách hàng qua đánh giá, bình luận, giúp họ điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ kịp thời và nâng cao chất lượng phục vụ.
Nơi diễn ra hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
Dưới đây là một số nơi diễn ra hoạt động kinh doanh thương mại điện tử phổ biến hiện nay:
Trang web thương mại điện tử
Đây là website bán hàng của riêng môt thương hiệu do cá nhân hoặc doanh nghiệp sở hữu sử dụng để thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ.
Xem thêm: Cách xây dựng chiến lược mobile branding hiệu quả
Sàn giao dịch thương mại điện tử
Sàn thương mại điện tử cho phép cá nhân, tổ chức, không phải chủ sở hữu website hoạt động mua bán. Tại Việt Nam có các sàn được ưa chuộng như:
- Shopee: Shopee là sàn thương mại đứng đầu trong lĩnh vực E-commerce và có lượng khách hàng truy cập khủng nhờ đa dạng sản phẩm cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn. Phù hợp cho một số ngành hàng như thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng, mẹ và bé,…
- Lazada: Sàn thương mại có lượng truy cập lớn sau shopee, với các mặt hàng chính là sản phẩm công nghệ và điện tử. Hàng tháng Lazada đều tung ra nhiều chương trình khuyến mãi, mã freeship, voucher,… nhằm kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
- Tik Tok Shop: Là ông lớn đến sau nhưng đã đạt được doanh số của Lazada hoạt động 10 năm. Nhờ tính năng giới thiệu sản phẩm qua video, livestream và link giới thiệu sản phẩm trên trang hồ sơ của shop tạo được lòng tin với người tiêu dùng.
- Zalo Shop: là sàn thương mại được phát triển bởi Zalo, với những tính năng nổi bật giúp doanh nghiệp tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng lớn và chăm sóc khách hàng hiệu quả chỉ qua Zalo.
Thách thức kinh doanh thương mại điện tử
Thương mại điện tử mang đến rất nhiều lợi ích nhưng song song đó là những thử thách như:
- An ninh thương mại điện tử: Đảm bảo an toàn cho dữ liệu khách hàng và giao dịch trực tuyến để bảo vệ thương hiệu và xây dựng lòng tin.
- Xây dựng trải nghiệm khách hàng: Tạo ra trải nghiệm mua sắm tốt thông qua giao diện thân thiện và dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng.
- Chiến lược marketing: Áp dụng các chiến lược như SEO, quảng cáo trực tuyến và sử dụng mạng xã hội để thu hút khách hàng và tăng nhận diện thương hiệu.
- Quản lý hoạt động vận chuyển: Đảm bảo giao hàng nhanh chóng, chính xác và quản lý logistics hiệu quả để tối ưu hóa chi phí và tăng sự hài lòng.
- Doanh số: Tăng doanh số thông qua việc thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ và tối ưu hóa quy trình bán hàng.
Xem thêm: Nền tảng phổ biến app cộng tác viên bán hàng online
Kinh doanh thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đi kèm với không ít thách thức. Với khả năng tiếp cận khách hàng toàn cầu, tối ưu hóa chi phí và mở rộng quy mô nhanh chóng, thương mại điện tử đã và đang định hình lại cách các doanh nghiệp vận hành. Đừng quên theo dõi CNV để cập nhật thêm nhiều nội dung hữu ích.