Quản lý sale là gì? Vai trò của Sales Manager thời đại 4.0

Hoạt động quản lý sale giúp doanh nghiệp kiểm soát tình hình kinh doanh tốt hơn, đặc biệt là mục tiêu về doanh số và lợi nhuận. Trong bài viết dưới đây, CNV Loyalty sẽ giải thích chi tiết quản lý sale là gì và vai trò của nhà quản lý kinh doanh (Sales Manager) trong doanh nghiệp hiện nay. Đừng bỏ lỡ bất kỳ thông tin quan trọng nào dưới đây nhé!

Quản lý sale là gì?

Quản lý sale là gì?

Quản lý sale chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp bao gồm: lập kế hoạch, xây dựng chiến lược, triển khai, giám sát và quản lý hoạt động bán hàng, Marketing, chăm sóc khách hàng,… Tuy nhiên, khái niệm quản lý sale có 2 cách tiếp cận khác nhau dựa trên chức năng và tác nghiệp.

Dựa trên góc độ chức năng, quản lý sale được hiểu là quá trình hoạch định chiến lược, phân tích, điều hành và kiểm soát mọi hoạt động bán hàng nhằm hướng đến mục tiêu được đặt ra ban đầu. Bao gồm các mục tiêu như:

  • Giảm chi phí, tăng doanh thu: gia tăng lợi nhuận và thị phần.
  • Nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường.
  • Tăng mức độ hài lòng của khách hàng.
  • Cải thiện và nâng cao chất lượng quy trình chăm sóc khách hàng.

Dựa trên góc độ tác nghiệp, quản lý sale hay quản trị bán hàng được hiểu là quá trình công nghệ được hoạch định và triển khai trước khi bán một sản phẩm/dịch vụ. Các hoạt động này bao gồm:

  • Nghiên cứu và phân tích thị trường.
  • Phân tích hành vi khách hàng để khắc họa rõ chân dung khách hàng mục tiêu.
  • Dự báo sản lượng hàng hóa.
  • Đề xuất chiến lược chiến thị trường mục tiêu và cách thức bán hàng.
  • Các hoạt động hậu bán hàng như: theo dõi, đánh giá hiệu suất bán hàng, kiểm soát các dịch vụ chăm sóc khách hàng sau mua hàng.

Mục đích của quản lý sale là gì?

Như định nghĩa trên đã đề cập, các hoạt động quản lý sale đều hướng đến sự xâm lấn thị trường mục tiêu nhằm tối đa doanh số và lợi nhuận. Có 2 mục đích quan trọng mà hoạt động quản lý sale hướng đến, đó là nhân sự và doanh thu, lợi nhuận.

Nhân sự

Để đạt được mục tiêu về doanh số, trước hết quản lý sale cần tổ chức nhiều hoạt động nâng cao nghiệp vụ nhân sự để tạo ra đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp. Các nhà quản lý sale cần có kỹ năng về đánh giá nhân sự khi tuyển dụng, đào tạo nhân sự trong quá trình học về doanh nghiệp thông qua các buổi tổ chức training offline, phân công KPI hợp lý và giám sát hiệu quả của nhân sự.

Doanh thu và lợi nhuận

Nhà quản lý sale cần phải nắm mục tiêu tổng của công ty hoặc tổ chức, từ đó thiết lập mục tiêu dài hạn và ngắn cho bộ phận sale. Sau đó, phân chia các mục tiêu đó thành KPI cho nhân sự hợp lý. Ngoài ra, nhà quản lý bán hàng cũng cần có chiến thuật và chiến lược phù hợp để thúc đẩy quá trình bán hàng hiệu quả hơn. Doanh số và lợi nhuận chính là mục tiêu cuối cùng của bộ phận sale nói chung và nhà quản lý sale nói riêng.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách đặt tên cửa hàng dễ ghi nhớ và thu hút khách hàng

Quy trình quản lý sale là gì?

Quy trình quản lý sale là gì

Doanh nghiệp cần xây dựng quy trình quản lý sale hiệu quả để đảm bảo có thể quản lý được nhân sự cũng như mục tiêu về doanh số và lợi nhuận. Quy trình quản lý sale bao gồm các bước như sau.

Xây dựng mục tiêu bán hàng

Doanh nghiệp cần xây dựng mục tiêu về doanh số theo mô hình SMART với 5 yếu tố:

  • Specific: Cụ thể.
  • Meansurable: Có thể đo lường.
  • Achievable: Có thể đạt được, khả năng thực hiện (tính khả thi).
  • Relevant: Có liên quan (tính chặt chẽ).
  • Timely: Các mốc thời gian cho mục tiêu.

3 vấn đề trọng tâm cần xây dựng mục tiêu là: mục tiêu về doanh số bán hàng, thị phần cạnh tranh và lợi nhuận thu về.

Hoạch định chiến lược bán hàng

Hoạch định chiến lược bán hàng là bước theo sau khi xác định được mục tiêu bán hàng cho đội ngũ sale. Ở bước này rất cần sự phối hợp hiệu quả nguồn lực của mọi người trong phòng ban để tạo ra chiến thuật khác biệt hóa trên thị trường. Doanh nghiệp có thể cân nhắc bán hàng qua kênh phân phối MT hoặc GT. Các chiến lược bán hàng được sử dụng phổ biến là: chiến lược bán hàng cá nhân, bán hàng theo nhóm khách hàng, bán hàng tư vấn, triển khai chiến lược loyalty marketing, thẻ loyalty card, thẻ tích điểm….

Xây dựng cấu trúc đội ngũ sale

Đây là bước phân bổ nhân lực vào các ngành hàng, đối tác (B2B, B2C), loại hình kinh doanh khác nhau dựa trên kỹ năng, mong muốn, và năng lực hợp lý của các nhân lực. Phân bổ nhân lực cũng như cách tính hoa hồng hợp lý sẽ mang lại hiệu suất công việc cao hơn.

Đào tạo đội ngũ bán hàng

Đây là một trong hai mục tiêu quan trọng của hoạt động quản lý sale, làm sao để tổ chức các buổi đào tạo để có một đội ngũ sale giỏi. Các nhà quản lý sale cũng cần có quy trình tuyển dụng CTV sales hợp lý, tiêu chí tuyển dụng phù hợp để sở hữu nguồn lao động tiềm năng.

Theo dõi hiệu suất

Đây là hoạt động đánh giá tình hình bán hàng thường xuyên để đưa ra những biện pháp, chiến lược phù hợp nếu như tình hình kinh doanh không khả quan, mức độ hài lòng của khách hàng sau mua hàng tới đâu để thay đổi kế hoạch kịp thời. Doanh nghiệp có thể cân nhắc theo dõi hiệu suất trên hệ thống quản lý sales để tối ưu thời gian và nhân lực.

Chăm sóc khách hàng

Chăm sóc khách hàng giúp giữ chân những khách hàng trung thành và quay lại mua hàng nhiều lần sau nữa thông qua chương trình tích điểm chẳng hạn. Hoạt động này ít tốn kém chi phí và thời gian nhất nhưng lại mang đến hiệu quả về doanh số và lợi nhuận nhất.

Sales manager là gì?

Sales Manager là gì?

Trưởng phòng kinh doanh (Sales Manager) là vị trí quản lý sale cấp cao trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai chiến lược kinh doanh nhằm đạt mục tiêu về số lượng tiêu thụ sản phẩm, gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Ngoài ra, sales manager là người sẽ đánh giá nhân lực để tuyển dụng, đào tạo nhân lực và quản lý đội ngũ bán hàng.

Vai trò của Sales Manager trong việc quản lý sale là gì?

Vai trò của Sales Manager rất quan trọng trong doanh nghiệp, bao gồm 3 trách nhiệm chính là quản lý nhân sự cấp dưới, quản lý khách hàng và quản lý kinh doanh.

Quản lý nhân sự cấp dưới bao gồm việc tuyển dụng và đánh giá nhân lực, đào tạo và phân phối nhân lực, kiểm soát và quản lý nguồn lực hiệu quả và hợp lý.

Quản lý khách hàng bao gồm việc tìm kiếm data khách hàng mục tiêu, thỏa thuận và đàm phán với khách hàng để chốt hợp đồng, quan tâm tới mức độ hài lòng của khách hàng sau mua hàng.

Quản lý kinh doanh bao gồm quản lý mục tiêu của hoạt động bán hàng, kiểm soát phân khúc thị trường mục tiêu, mang về doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

Một số câu hỏi liên quan

Ngoài những thông tin trên, vẫn còn nhiều câu hỏi thắc mắc xoay quanh tiềm năng của công việc sales manager. Dưới đây CNV đã tổng hợp lại câu trả lời ngắn cho các câu hỏi phổ biến.

Sales manager cần kỹ năng gì?

Sales manager cần: kỹ năng quản lý, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng nghiên cứu và phân tích thị trường, kỹ năng dự đoán và lập kế hoạch, kỹ năng sử dụng công nghệ, kỹ năng kết nối, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán.

Mức lương trung bình của sales manager là bao nhiêu?

Theo thống kê của các trang tuyển dụng và các chuyên gia tuyển dụng, mức lương trung bình của Sales manager tại Việt Nam dao động từ 15 – 30 triệu/tháng.

Cơ hội việc làm của sales manager là gì?

Cơ hội nghề nghiệp của Sales Manager được đánh giá là rất cao, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực đều cần có bộ phận kinh doanh, vì vậy Sales Manager là thị trường lao động sôi nổi và màu mỡ với nhiều cơ hội việc làm khác nhau.

Xem thêm: Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mới nhất 2024

Với những thông tin hữu ích được cung cấp trên, CNV Loyalty hy vọng bạn sẽ hiểu được quản lý sale là gì và vai trò của sales manager trong các doanh nghiệp ngày nay. Hãy theo dõi website CNV Loyalty để cập nhật thêm nhiều thông tin về quản lý nhé!

banner giai phap mini app

btn hotline
Chia sẻ bài viết:

Bài viết liên quan

Tin tức

Cách đặt tên cửa hàng, tên shop ấn tượng, ý nghĩa và thu hút khách hàng

Cách đặt tên cửa hàng ấn tượng, thu hút là chủ đề quan tâm của...

Tin tức Zalo Marketing

Zalo Marketing là gì? Bí quyết tiếp thị hiệu quả và ít tốn phí cho doanh nghiệp

Zalo Marketing đang dần trở thành công cụ tiếp thị quan trọng, giúp các doanh...

Tin tức

Quản trị quan hệ khách hàng là gì? Cách xây dựng quy trình quản trị HIỆU QUẢ

Quản trị quan hệ khách hàng là một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp xây...

FacebookZaloHotline