9+ cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo HIỆU QUẢ

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng giúp doanh nghiệp có được dữ liệu khách hàng đa dạng để phân tích và tối ưu chiến lược tiếp thị. Trong bài viết dưới đây, CNV Loyalty sẽ hướng dẫn bạn cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo hiệu quả. Đừng bỏ qua bất kỳ thông tin giá trị nào dưới đây nhé!

Zalo marketing là gì?

Zalo Marketing là gì?

Zalo Marketing là hoạt động tiếp thị trên nền tảng mạng xã hội Zalo. Sử dụng Zalo Marketing nhằm đưa hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với khách hàng thông qua hoạt động quảng cáo, chăm sóc khách hàng, PR, Zalo OA, …

Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo MIỄN PHÍ

Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên zalo miễn phí

Dưới đây là 5 cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo miễn phí mà mọi doanh nghiệp nên biết.

Tiếp cận khách hàng trên Zalo qua phòng chat

Phòng chat là một tính năng đặc biệt trên nền tảng Zalo, và cách sử dụng của nó rất thú vị. Doanh nghiệp có thể lựa chọn người dùng ở bất kỳ khu vực nào, cả trong và ngoài nước. Ví dụ, bạn có thể chọn Cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc nếu bạn muốn tiếp cận khách hàng quốc tế.

Sau đó, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin của đối tượng mục tiêu của mình thông qua trang cá nhân của người dùng. Thông tin hữu ích từ trang cá nhân người dùng sẽ giúp doanh nghiệp xác định xem họ phù hợp với sản phẩm của bạn hay không.

Kết bạn qua số điện thoại sẵn có

Doanh nghiệp có thể tham gia vào các sự kiện được tổ chức offline cùng chủ đề để tiếp cận khách hàng hứng thú với sản phẩm, và thu thập thêm thông tin của họ về số điện thoại. Thông qua số điện thoại được cung cấp, doanh nghiệp có thể tìm kiếm trên Zalo và chủ động chăm sóc khách hàng hiệu quả.

Share mã QR

Mỗi tài khoản Zalo sẽ có một mã QR riêng biệt với hình ảnh của bạn ở trung tâm. Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo tự nhiên là thông qua chia sẻ mã QR Zalo Page của doanh nghiệp trên các mạng xã hội khác như Facebook, Twitter, Instagram,… để khuyến khích người dùng theo dõi Zalo Page của bạn.

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo với tính năng tìm quanh đây

Phương pháp tìm kiếm data khách hàng trên Zalo rất đơn giản mà doanh nghiệp nào cũng có thể triển khai được. Doanh nghiệp vào phần gợi ý kết bạn trong mục “Bạn quen trên ứng dụng”. Tại đây, Zalo sẽ gợi ý cho bạn những người có thể kết bạn trên Zalo, bao gồm người dùng thuộc cùng hội nhóm hoặc có điểm chung với tài khoản của người dùng trên Zalo doanh nghiệp.

Để tính năng này được phát huy hiệu quả tối ưu, doanh nghiệp nên chuẩn hóa danh sách bạn bè và kết bạn với những khách hàng, người dùng chất lượng để Zalo gợi ý đúng những khách hàng tương tự.

Tiếp cận khách hàng với tài khoản Zalo Official Account

Tối ưu công cụ tìm kiếm SEO cho Zalo OA của doanh nghiệp chính là cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo bị động, vì khách hàng có nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ chủ động tìm đến thông qua thanh tìm kiếm. Hơn nữa, bạn có thể lên kịch bản nhắn tin tự động bằng chatbot trên Zalo để giúp trải nghiệm khách hàng được tối ưu.

Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo TRẢ PHÍ

Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo trả phí

Dưới đây là 5 cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo trả phí hiệu quả mà mọi doanh nghiệp nên biết.

Chạy quảng cáo Zalo Ads

Mặc dù chi phí khá cao, nhưng chạy quảng cáo bằng Zalo Ads lại là cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo mang lại khả năng tiếp cận người dùng rộng lớn và nhanh chóng cho doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp của bạn sẽ xuất hiện trên hầu hết các mục shop và cộng đồng để thu hút lượng người dùng mới tiềm năng.

Thuê KOLs

Thuê KOL hoặc Influencer là một phương án tốn khá nhiều chi phí, nhưng tỷ lệ chuyển đổi mang lại cao. Đây là cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo khá tốt. Nhưng hãy lựa chọn KOLs phù hợp với loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là cộng đồng của KOLs phải gần giống với tệp khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

Thuê dịch vụ tăng like

Tương tự như cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Facebook, Zalo cũng có dịch vụ chuyên tăng like cho trang Zalo của bạn để tăng cường chất lượng người dùng cho doanh nghiệp. Chất lượng người dùng Zalo tăng lên còn phụ thuộc vào uy tín của doanh nghiệp và giá cả sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy, việc tìm kiếm và lựa chọn công ty cung cấp dịch vụ tăng like phù hợp và đáp ứng yêu cầu của bạn là một vấn đề cần cân nhắc kĩ lưỡng.

Sử dụng ZNS

Sử dụng dịch vụ gửi tin nhắn ZNS là cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo không kém gì so với dịch vụ Zalo Ads về độ hiệu quả. Đây là dịch vụ được tích hợp với Zalo OA, cho phép doanh nghiệp gửi thông tin và tương tác với khách hàng nhanh chóng. Tin nhắn ZNS tốn ít chi phí hơn so với tin nhắn điện thoại SMS thông thường, nhưng mang lại hiệu quả cao hơn.

Để sử dụng dịch vụ ZNS, doanh nghiệp cần đáp ứng đủ 3 yếu tố sau:

  • Doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh.
  • Có dữ liệu tên và số điện thoại của khách hàng.
  • Gửi tin nhắn tuân thủ theo form của Zalo, hạn chế ký tự. Không được gửi nội dung quảng cáo.

Xác định khách hàng tiềm năng trên Zalo như thế nào?

Có rất nhiều cách để tìm kiếm thông tin khách hàng tiềm năng trên Zalo, nhưng doanh nghiệp có thể cân nhắc để xác định cách tìm kiếm hợp lý và tối ưu.

Tìm hiểu và thấu hiểu hành vi khách hàng

Doanh nghiệp cần tìm hiểu và thấu hiểu hành vi khách hàng, từ đó xác định cách khách hàng sử dụng Zalo, mục đích sử dụng Zalo. Chẳng hạn, người đi làm sử dụng Zalo cho mục đích khách với sinh viên đi học. Mục đích sử dụng zalo sẽ ảnh hưởng tới hành trình doanh nghiệp tiếp cận họ.

Lựa chọn cách tìm kiếm phù hợp

Doanh nghiệp có thể sử dụng tài khoản Zalo cá nhân, hoặc tài khoản Zalo OA, có thể tìm kiếm khách hàng theo phương thức miễn phí hoặc trả phí. Các phương thức và sự lựa chọn phụ thuộc vào lĩnh vực và quy mô kinh doanh của bạn.

Ví dụ: Nếu đối tượng khách hàng mục tiêu là người tầng lớp trung lưu, doanh nghiệp có thể chạy quảng cáo Zalo Ads để tiết kiệm thời gian. Nếu đối tượng khách hàng mục tiêu là tầng lớp thượng lưu, doanh nghiệp có thể tìm những Zalo OA về bất động sản, kinh doanh, …

Quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo

Quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Để tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo hiệu quả, doanh nghiệp cần phải tiến hành quy trình dưới đây.

Bước 1: Nghiên cứu chân dung khách hàng

Bất kỳ một chiến dịch marketing nào cũng cần bắt đầu với xác định phân khúc thị trường mà sản phẩm hay dịch vụ hướng tới. Doanh nghiệp có thể khắc họa rõ chân dung khách hàng mục tiêu thông qua 2 cách sau:

  • Nghiên cứu chi tiết theo 3 tiêu chí: nhân khẩu học, hành vi tiêu dùng, tâm lý học.
  • Nghiên cứu dựa trên 5W1H: Who – Where – When – What – Why – How.
  • Nghiên cứu dựa trên ứng dụng tháp nhu cầu maslow trong marketing.

Một doanh nghiệp có thể có nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ hướng tới nhiều tệp khách hàng mục tiêu khác nhau.

Bước 2: Nghiên cứu thị trường và đối thủ

Doanh nghiệp cần phân tích insight của phân khúc khách hàng mục tiêu. Để phân chia thị trường thành các phân khúc nhỏ hơn với những khách hàng có sự tương đồng về sở thích, thói quen, nhân khẩu học, … Từ đó mới xác định các tiếp cận mỗi tệp khách hàng nhỏ đó.

Ngoài ra, phân tích đối thủ cạnh tranh cũng là yếu tố quan trọng để tìm ra điểm bán hàng độc đáo (USP – unique selling point), hoặc đánh vào phân khúc mà các đối thủ cạnh tranh đang bỏ quên, gọi là thị trường ngách.

Bước 3: Lên kế hoạch

Sau khi đã xác định được thị trường mục tiêu và tệp khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp tiến hành lập kế hoạch và lựa chọn cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên zalo. Kế hoạch nên bao gồm các mục tiêu cụ thể, phương pháp và công cụ sử dụng, lượng ngân sách và thời gian triển khai giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện.

Ví dụ:

  • Mục tiêu: tiếp cận được 3000 khách hàng tiềm năng trên nền tảng Zalo.
  • Mạng xã hội sử dụng: Zalo.
  • Ngân sách là: 100.000 đồng/ngày

Bước 4: Tiến hành tiếp cận và thu hút khách hàng

Doanh nghiệp nên tiến hành cả tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo trả phí và miễn phí. Doanh nghiệp áp dụng nhiều cách tiếp cận, doanh nghiệp sẽ đạt được lượng khách hàng mục tiêu mong muốn trong thời gian ngắn.

Bước 5: Chăm sóc khách hàng

Sau khi đã thu hút được khách hàng tiềm năng, hoạt động chăm sóc khách hàng là vô cùng quan trọng để duy trì mối quan hệ và xây dựng sự tin tưởng. Doanh nghiệp cần tương tác với khách hàng thông qua tin nhắn, gửi thông báo về các chương trình khuyến mãi hoặc sự kiện, hỏi thăm và lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng.

Bước 6: Đánh giá hiệu quả

Sau khi triển khai xong chiến dịch tìm kiếm khách hàng trên Zalo, doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá hiệu quả của kế hoạch. Điều này giúp doanh nghiệp nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của chiến dịch. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm quý báu cho những chiến dịch tiếp theo.

Lợi ích của việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo

Tìm kiếm khách hàng trên Zalo mang lại cho bạn nhiều lợi ích, dưới đây là ba lợi ích chính mà Zalo có thể mang lại cho các doanh nghiệp.

Số lượng người dùng khổng lồ

Hiện này, ứng dụng Zalo là một trong những nền tảng mạng xã hội có nhiều người dùng, chiếm hơn 70% dân số Việt Nam với hơn 70 triệu tài khoản Zalo cá nhân. Với đặc điểm là thân thiện với người dùng, tính bảo mật cao và riêng tư nên nền tảng này được rất nhiều người dùng tin tưởng. Nhờ những ưu điểm này, Zalo đang và sẽ được nhiều công ty sử dụng làm công cụ để tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Tránh tình trạng khách hàng ảo

Điểm đặc biệt của Zalo đó chính là mỗi một số điện thoại chỉ được xác minh cho một tài khoản. Nhờ vậy khi tìm kiếm khách hàng trên nền tảng Zalo, doanh nghiệp chỉ cần có dữ liệu về số điện thoại của khách hàng, và tránh được trình trạng tài khoản người dùng không có thật.

Hệ sinh thái đa dạng

Một trong những thế mạnh đặc trưng của nền tảng Zalo đó là hệ sinh thái vô cùng đa dạng, có nhiều tính năng và công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp hiệu quả. Cụ thể:

Social Loyalty – Tích hợp các tính năng chăm sóc khách hàng lên FB và Zalo

Social loyalty

Được biết đến là một trong những nền tảng chăm sóc khách hàng số 1 ở Việt Nam, CNV Loyalty đã mang đến giải pháp Social Loyalty, tích hợp tính năng chăm sóc khách hàng lên Facebook và Zalo, giúp cho việc tương tác, thu hút và giữ chân khách hàng tốt hơn.

Phần mềm được tích hợp tính năng tích điểm online trong chương trình tích điểm giúp khách hàng sau khi mua sắm có thể chủ động kiểm tra điểm, đổi ưu đãi của mình ngay trên Messenger và Zalo OA.

Cá nhân hoá dựa trên lịch sử mua sắm, hành vi mua hàng của khách hàng để phân tích, phân loại các tệp khách hàng và gửi thông điệp, ưu đãi, khuyến mãi chính xác đến từng khách hàng.

Với những thông tin được cung cấp trên, CNV Loyalty hy vọng sẽ giúp bạn biết thêm cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo hiệu quả. Hãy theo dõi website của CNV Loyalty để cập nhật những thông tin mới nhất về Marketing nhé!

Chia sẻ bài viết:

Bài viết liên quan

Tin tức

3+ cách tính hoa hồng cho cộng tác viên CHI TIẾT & HIỆU QUẢ

Tiền hoa hồng là khoản thu nhập phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh bán...

Tin tức

Zalo ZNS là gì? Giải pháp chăm sóc khách hàng tự động cho doanh nghiệp

Giữa vô số công cụ truyền thông đa dạng, Zalo ZNS nổi lên như một...

Tin tức

Cách tuyển CTV bán hàng CHẤT LƯỢNG chỉ với 5 bước ĐƠN GIẢN

Sở hữu chiến lược tuyển dụng chặt chẽ giúp doanh nghiệp xác định cộng tác...